Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
675
116.699.815
 
Những hình thức biểu diễn ca nhạc
Tuấn Giang

Hà Nội 30-05-2018        

  1. Các hình thức biểu diễn và một số trào lưu nghệ thuật

            Nghệ thuật biểu diễn ca nhạc sử dụng cơ thểtiếng nói, giọng hát bằng sự có mặt của chính ca sĩ làm phương tiện tái hiện lại tác phẩm âm nhạc biểu diễn trước công chúng, còn nghệ thuật thị giác sử dụng các vật liệu để biến đổi tạo ra một số đối tượng vật chất cho nghệ thuật. Thuật ngữ "nghệ thuật biểu diễn" đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh sử dụng vào năm 1711[  2 ] gọi là: Performing Arts.

Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn nghệ thuật trước khán giả được gọi là nghệ sĩ biểu diễn, nó bao gồm các diễn viêndiễn viên hàidiễn viên múaảo thuậtnghệ sĩ xiếcnhạc sĩ, các ca sĩ...Còn nghệ thuật thời trang, thi hoa hậu...gọi là nghệ thuật trình diễn, đây là hai khái niệm khác biệt nhau, nhiều nhà nghiên cứu thường sử dụng tùy tiện sai khái niệm.

Nghệ thuật biểu diễn được hỗ trợ bởi các nhân viên trong  lĩnh vực có liên quan như sáng tác, biên đạo múa, dựng kịch, nhạc sỹ sáng tác, họ truyền cảm hứng đến công chúng để tái hiện tác phẩm nghệ thuật sân khấu, nhảy múa và ca nhạc. Người biểu diễn sử dụng trang phục, hóa trang, ánh sáng sân khấu,  âm thanh...để thích ứng với chương trình nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật đưa giá trị mỹ học âm nhạc trực tiếp đến công chúng.

         Những hình thức biểu diễn sân khấu ca nhạc phải phân khúc thành các hình thức biểu diễn sau:

            -Biểu diễn hòa nhạc giao hưởng, nhạc nhẹ (nhạc không lời)

            -Nhạc hát-là những bài hát do ca sỹ solo độc diễn với dàn nhạc đệm

            -Biểu diễn nhạc kịch Opera, nhạc kịch Broadwy Mucical

            -Biểu diễn ca nhạc đường phố-Đại chúng hóa.

            -Biểu diễn ca nhạc dân gian ( hát dân ca, hòa nhạc giai điệu dân ca)

            Biểu diễn ca nhạc đường phố và một số trào lưu nghệ thuật đại chúng hóa, xuất phát từ nhiều dự ánh văn hóa nghệ thuật của các tổ chức nước ngoài như Pháp, Australia, Mỹ, Đức...Nhờ những dự án văn hóa nghệ thuật nước ngoài, giúp các nhà quản lý và công chúng  có cái nhìn mới về các trào lưu nghệ thuật của giới trẻ ở trong nước và nước ngoài. 

Vào năm 2012 dự án múa của Pháp do Sola Thủy biểu diễn vở múa Thế đấy, thế đấy, sau khi công diễn bị cả giới múa phản đối, thực chất họ đã không hiểu một trào lưu nghệ thuật hiện đại theo trường phái nghệ thuật Hiện thực tự nhiên chủ nghĩa (Naturalist Realism). Lần sau, cô về biểu diễn lại, họ đã hiểu ra và chấp nhận, đây là sự ấu trĩ thiếu thông tin văn hóa nghệ thuật. Những dự án nghệ thuật của nước ngoài đã khái sáng, tẩy não cho nhiều người về nghệ thuật như đoàn kịch của Viện Gớt diễn vở Khách sạn thiên đường, hoặc đoàn kịch Hy Lạp vở Thiền...Mang đến những trường phái nghệ thuật khác lạ để nhận biết thêm về nghệ thuật thế kỷ XXI, biết cách chấp nhận những cái mới của nghệ thuật thời kỳ hội nhập, quốc tế hóa.

 Mục đích các dự án là giới thiệu nhiều nền văn hóa nghệ thuật giữa các dân tộc cùng phát triển, tồn tại hòa bình trong sự phong phu đa sắc màu nghệ thuật đương đại của nhân loại. Các dự án không đơn giản để giao lưu văn hóa nghệ thuật, nó còn góp phần nâng cao sự hiểu biết về các nền văn hóa dân tộc của mỗi nước trên toàn cầu.

          Nghệ thuật đường phố có nhiều trào lưu: ảo thuật đường phố, múa đường phố, sân khấu diễn trên đường phố, nhảy đường phố như Shuffle, Nhảy dup, nhảy Sofinregar, Sfia, Panama, Platsmot... Nhạc Rap, hip hop đường phố là một hiện tượng âm nhạc đã được thổi bùng lên trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, lôi cuốn giới trẻ cả thế giới theo một phong cách hát tự do cá tính. Giới trẻ Việt Nam không nằm ngoài lực hấp dẫn gật đầu, nhún vai nhảy theo nhịp hát nói sôi động, nhảy rap break dance thành phong trào trong giới học sinh, sinh viên các trường trung học, đại học chuyên nghiệp.

          Ngày nay, rap, hiphop xuất hiện ở Mỹ, nói theo kiểu đối đáp có vần trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi (còn gọi là người Mỹ đen). Một số tên vần điệu và cách diễn đạt trong cộng đồng người da đen, họ đưa ra nhiều dạng rap khác nhau thể hiện như Signifying testifying Shining of the Titanic the Dozens school yard rhymes prison jail house rhymes và double Dutch jump rope rhymes...

Nhạc rap đương đại có cách nói vần lồng vào giai điệu trong thể loại nhạc nhảy mạnh reggae, xuất xứ lần đầu từ Jamaica. Vào những 70 do DJ (Disk Jockey - người giới thiệu nhạc rap trên đài phát thanh, bản phối âm tại phòng thu của người Jamaica là Kool Herc, anh chuyển từ Kingston đến vùng West Bronx của New York của nước Mỹ. Về nơi đây anh đã kết hợp thể loại DJ Jamaica với phiên bản của các đĩa nhạc nhảy reggae phối âm. Sau đó, Kool Herc đưa thể loại rap bằng lối hát nói đều đều trên các tiết tấu nhạc gõ, hay nhạc cụ mạnh trống bass trong các bài  rap phổ biến. Nhạc Ráp vào Việt Nam được giới trẻ hào hứng đón nhận, kỹ thuật nhảy múa đạt tầm quốc tế, nhưng chưa nhuần nhuyễn, điêu luyện bằng cac nhóm rap Mỹ.

            Nhạc Hip-hop cùng chung nôi của rap, nghĩa là từ ráp sinh ra thể loại hip-hop. Hip-hop ban đầu gồm các thành phần của lối sống Mỹ: phong cách sống với  bộ phục trang kiểu quần thụng, nhạc điệu, lối sống riêng, luôn phát triển không ngừng. Hiện nay (2017), nhảy break dance và vẽ trên tường( Graffiti) không còn nổi bật trong nhạc rap cũng như các ngôn từ: rap, hip-hop. Tuy nhiên, dòng văn hoá, âm nhạc rap, hip-hop còn tồn tại, nó sẽ phát triển lên tầm cao mới để đáp ứng công chúng thời khoa học công nghệ, lối sống trẻ năng động, thích khám phá hiện thực, tâm thức xã hội.

 

Giá trị thẩm mỹ ca nhạc đương đại

Ca nhạc đương đại bao gồm nhiều dòng nhạc, trào lưu âm nhạc: Nhạc hiện đại, nhạc hậu hiện đại, nhạc ấn tượng, nhạc rock, pop, rap, hiphop...không thể đi sâu vào tính mỹ học của từng trào lưu, xu hướng sáng tác, nội dung thẩm mỹ từng thể loại âm nhạc. Nhưng có thể phân chia tổng quát có hai loại mỹ học âm nhạc trong các trào lưu, trương phái mỹ học âm nhạc, đặc trưng biểu hiện bằng một hoặc cả hai, song là một giá trị mỹ học nghệ thuật âm nhac.

Nghệ thuật âm nhạc dù có hàng trăm trường phái, trào lưu âm nhạc, nhưng chỉ có hai hình thức âm nhạc đặc trưng là:

1. Âm nhạc đại chúng, là những bài hát, gồm giai điệu cấu trúc thẩm mỹ âm thanh nhạc không lời kết hợp với lời ca, kể cả hợp xướng cũng là nhạc hát biểu tả  cảm xúc của con người.

2. Nhạc không lời, một loại giai điệu âm thanh được cấu trúc nhiều tầng giai điệu chồng lên nhau, đan vào nhau bằng kỹ thuật hòa thanh, phối khí, phức điệu tạo ra những bản giao hưởng, sô nát, consetto...biểu hiện cảm xúc âm nhạc không nói lên bằng lời.

Giá trị mỹ học của nhạc hát phổ biến, dễ hiểu nhất, nó phát triển mạnh trong công chúng. Bởi nhạc hát có phần nhạc giai điệu âm nhạc, âm thanh trầm cùng nhịp điệu, tiết tấu kích thích vào cơ bắp, làm người nghe phải đập tay dậm chân, hoặc nhún nhảy. Âm thanh trung thường kích thích vào trái tim, âm thanh cao tác động ngay trực tiếp vào não bộ. Phần giai điệu đã tác động vào toàn bộ tâm sinh lý cơ thể con người. Vậy lời ca ảnh hưởng vào đâu?

Lời ca tưởng như chỉ là sự phù họa đơn giản cho nội dung giai điệu, nhưng lời ca hay đã chiếm tới 30-40% giá trị tác phẩm âm nhạc. Những bài hát vượt qua nhiều năm tháng và thời đại là bài có giai điệu hay như Việt Nam quê hương tôi, Quê hương, Nối vòng tay lớn... nhưng phần lời ca cũng rất xúc động về ngôn từ, hình ảnh, khiến người nghe không cầm được nước mắt, hoặc xốn xang, xao xuyến rạt rào cảm xúc. Lời ca dẫn vào con tim rồi lên não bộ, khiến người ta phải khóc bởi con tim thổn thức, nước mắt rơi thành nỗi nhớ sâu đậm không phai mờ về những kỷ niệm ấn tượng. Mỹ học của những bài hát, bản nhạc có lời là dễ hiểu, gây ấn tượng sâu sắc rõ ràng cụ thể trong cảm xúc của mỗi con người về kỷ niệm, hổi ức thời gian, không gian xã hội cùng âm hưởng thời đại.

Mỹ học của loại âm nhạc không lời, đây là loại tác phẩm công chúng ít nghe, không thích nghe, ngay cả những nhạc sỹ chuyên nghiệp cũng ít nghe, thậm chí nhiều người đã quên nghe. Bởi muốn nghe cũng phải có phương tiện dàn âm thanh chứ không phải nghe trên tivi, hoặc máy nghe nhạc bình thường. Tôi đã quên mấy chục năm, sau khi ra trường, lúc có dàn máy mới thường xuyên nghe. Nghe loại nhạc giao hưởng hoặc độc tấu nhạc cụ mất thời gian lại mệt đầu...Nhưng đã nghe thì bị nghiện, hình như âm nhạc là thế, và nhiều thứ trong đời sống con người cũng như thế. Mỹ học nghệ thuật loại âm nhạc không lời mang đến cảm xúc lai láng lâng lâng sung sướng, tâm hồn khỏe mạnh, trí tuệ minh mẫn, con tim ngập tràn niềm vui...có lẽ đây là cảm xúc cá nhân. Nhưng về lý luận thì mỹ cảm âm nhạc không lời, mang đến nhận thức cái đẹp trong tâm hồn con người về những giá trị hiện thực mà tác phẩm biểu cảm qua âm thanh âm nhạc tổng hợp từ cảm xúc của nhạc sĩ sáng tác.

            Giá trị mỹ học âm nhạc nổi bất trong dòng ca nhạc đại chúng là nghe nhạc hát, hát trên sân khấu, hát trong phòng trà, hát karaoke, hát triên đường phố...công chúng số đông hưởng ứng thành sức mạnh tinh thần của toàn dân. Mỹ học âm nhạc không lời là của số nhỏ, nó bị dòng âm nhạc đại chúng áp đảo của tính đương đại thức thời, mặt khác nó còn thuộc loại âm nhạc kinh viện không đạp ứng gu thẩm mỹ đương đại, thời thượng. Dù biểu hiện dưới hình thức nào: Nhạc đại chúng, hay nhạc không lời đương đại, hoặc nhạc kinh viện cổ điển, thị giá trị của âm nhạc là tác đông trực tiếp vào cảm xúc của con người tạo ra hành động lối sống cá nhân trong xã hội. Vì thế, hướng đến xây dựng nền âm nhạc đương đại Việt Nam trong sáng lành mạnh, xây dựng tâm hồn con người xã hội mới vì thế hệ tương lai.

  1. Hướng phát triển nền ca nhạc mới trong giới trẻ

Những trào lưu ca nhạc, nghệ thuật kỷ nguyên khoa học công nghệ xuất hiện thường mang theo triết lý tư tưởng, lối sống dựa trên cơ sở triết học thực nghiệm được giới trẻ hưởng ứng làm theo số đông nhiều khi gây bão trên toàn cầu. Những trào lưu lối sống ấy đi qua nhanh, nhưng hậu qủa nó để lại không nhỏ những tác động tiêu cực vào đời sống con người xã hội.

Vì những diễn biến văn hóa nghệ thuật thực tiễn trên toàn cầu, nhiều tổ chức chính phủ và các tổ chức xã hội khác đã đầu tư dự án nghệ thuật vào những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, mục đích để xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật đa nguyên, tiến bộ vì con người. Những dự án nghệ thuật tại Việt Nam đã có hàng chục dự án nghệ thuật múa, âm nhạc, sân khấu, du lịch, văn hóa...vì sự phát triển con người. Nhà nước đã đầu tư nhiều khoản kinh phí cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật âm nhạc, sân khấu...nhưng kinh phí quá thấp, hoạt động sáng tác, biểu diễn không hiệu quả. Nhiều tác phẩm âm nhạc, sân khấu kịch bản không được dựng, biểu diễn trước công chúng, những sáng tác âm nhạc trong các đợt sáng tác chỉ để báo cáo số lượng, sau vứt vào đống rác cũ. Tình trạng chung tác phẩm sáng tác mới của các: Hội Âm nhac, Hội Sân khấu, Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc... là như thế. Số bản nhạc, kịch bản được biểu diễn chỉ chiếm 2 đến 3% là nhiều, còn lại vứt vào đống rác, không in ra để tặng miễn phí cho các đoàn, nhà hát, lý do muôn đời là không có tiền...Liệu có chính đáng?.

Nguyên nhân, các hội chưa có trách nhiệm với hội viên, cụ thể là tác phẩm sáng tác không đầu tư xuất bản phổ biến, tiếp thị để công diễn. Mọi người đang tồn tại trong nền kinh tế nghệ thuật thị trường mà bỏ khâu Marketing, tác phẩm đương nhiên chẳng ai được công diễn, công chúng không hưởng ứng. Chưa kể đến nhiều nguyên nhân khác như tác phẩm không đổi mới ngôn ngữ, cấu trúc hình thức, nội dung phản ánh hiện thực, hương tiếp cận con người đời sống xã hội của tác giả...

Hậu quả chất lượng tác phẩm chưa đủ mạnh để cạnh tranh, hội nhập toàn cầu hóa. Vì những khó khăn thách thức, tồn tại nhiều hạn chế yếu kém của những người đứng đầu các hội, chi tiền đầu tư chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Vì thế, để tháo gỡ những khó khăn trên, nhằm đầu tư có hiệu quả, cần minh bạch thông tin công khai kế hoạch chi tiêu tài chính, đầu tư hiệu quả như những dự án nghệ thuật của các tổ chức của nước ngoài vào nước ta trong thời gian qua. Dù không phải dự án nào cũng thành công vang dội, có dự án gây sock trong công chúng và giới chuyên môn, nhưng ở múc độ nào thì họ đều thành công, những dự án và tác phẩm đầu tư  có hiệu qủa xã hội, tác động vào công chúng:

-Thành công mang đến một cái nhìn mới về văn hóa nghệ thuật cho người dân bản xứ

-Nâng cao sự sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sỹ nước sở tại, tẩy não nhà quản lý và công chúng bảo thủ.

          -Nâng cao tinh thần giao lưu, hội nhập văn hóa nghệ thuật toàn cầu, quốc tế hóa.

            Từ thực tiễn lối sống văn hóa nghệ thuật giới trẻ, họ bị hoang mang giao động, như đã ví dụ ở phần trên, vì quá nhiều giải thưởng âm nhạc, quá nhiều cuộc thi âm nhạc. Cuộc thi nào giới truyền thông cũng thổi phồng lên, tặng nhiều giải thưởng cao, khiến nhiều bạn trẻ không biết chọn đường nào? Vì thế, hướng xây dựng nền ca nhạc Việt Nam đa phong cách thể loại, nhiều sắc màu văn hóa dân tộc vùng miền. Hướng đến nền âm nhạc đương đại Việt Nam tiến tiến, giàu bản sắc dân tộc thời đại. Đó là sự phát triển phong phú các trào lưu cac nhạc:

 Ca hát đại chúng hóa.

 Nhạc không lời-Giao hưởng thính phòng, nhạc kịch

 Nhạc nhập ngoại.

            Khi xuất nhập khẩu hàng hóa, sao lại không có nhạc xuất-nhập khẩu? Nhạc nhập khẩu có sợ những hậu quả hệ lụy vào giới trẻ?

  1. Kết luận

            Thực tiễn nhiều năm qua nhạc Hàn, nhạc Mỹ, nhạc Tầu... đã nhập khẩu đầy ắp nhịp sống trẻ, sau những đam mê đắm chìm, họ đã biết phát triển nó phù hợp với tâm lý dân tộc, tình cảm con người văn hóa Việt Nam. Mục đích các trào lưu ca nhạc, nhảy múa, văn hóa nghệ thuật là đáp ứng sở thích giới trẻ, nâng cao đời sống tình cảm, tâm hồn con người trong thời đại mới. Vì thế, xây dựng, nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam nhiều thể loại, đa sắc màu văn hóa nghệ thuật là thiết thực xây dựng tâm hồn, nhân cách con người mới để hội nhập, quốc tế hóa, phát triển bền vững.

 Nhóm T-Ar Theo Doisonphapluat.com

  Tài liệu tham khảo:

  1. Nhiều tác giả (2016), Tìm hiểu các khái niệm của đại hội đại biểu Đảng XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
  2.  Nhiều tác giả (2003), Tạp chí điện tử, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chương trình thông tin quốc tế, tập 18 số 1.
  3.  Nguồn gốc danh từ postmoderne xuất hiện từ khi nào
  4.  Nhiều tác giả: Xã hội và giá trị nước Mỹ, (Societies and values ​​of America)
  5.  Fernand Braudel (2004), Tìm hiểu các nền văn minh nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  6. Từ điển Bách khoa Mỹ-Tái bản tại-New York-1970 do Đại xứ quán Mỹ phát hành năm 2005
  7.  
Tuấn Giang
Số lần đọc: 5144
Ngày đăng: 03.06.2018
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nguồn gốc âm nhạc Mông (Hmômgz) - Tuấn Giang
Nhạc tình Boléro trở lại - Phan Văn Thạnh
Nhạc sĩ Xuân Hồng – Trẻ mãi một giai điệu màu xuân - Nguyễn Thanh
Từ lâu đã có Boléro bụi đời, hát rong... - Phạm Nga
Bài ca cứu nước - Nguyễn Thanh
Hát nhạc Trịnh cũng là cách tự ru mình - Trần Dzạ Lữ
Niềm lạc quan vui sống trong nhạc đồng quê Mỹ Quốc - Phạm Nga
Người và đất miền Nam trong ca từ "Tình ca" và trường ca " con đường cái quan" của Phạm Duy - Phan Trang Hy
Hai sắc thái tình yêu qua hai tình khúc Nguyễn Đình Toàn và Trịnh Công Sơn - Bùi Đức Hào
Bốn phép tính trong nghệ thuật âm nhạc - Tuấn Giang
Cùng một tác giả
Đặc trưng xiếc (nghệ thuật)
Thực trạng xiếc. (đối thoại)
Tổng luận ca trù (nghệ thuật)
Hát Cung văn (văn hóa)