Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
858
116.687.911
 
Thung lũng trăm năm: Tiểu thuyết ( Chương 27: Sự cố bất ngờ)
Võ Anh Cương

 

 

Vương Đình Huệ nhìn Trương Đại Quá một lúc lâu, anh không thấy Trương Đại Quá trả lời câu hỏi của mình, anh nói:

-Thôi được, anh không trả lời cũng không sao, chuyện ấy cho qua!

Đằng hắng một tiếng, anh nói tiếp:

-Tôi muốn bàn với anh chuyến đi về học viện sáng mai, được chứ?

Không hiểu Vương Đình Huệ nghĩ gì mà lại hỏi câu này, bởi từ ngay lên đường tìm trầm kỳ đến giờ, anh vẫn giữ thái độ bề trên, là người chỉ huy đám “hạ nhân” phục vụ. Anh đã từng tức giận khi Trương Đại Quá tiếm quyền của mình trong việc đối xử với ông Dê A Vê dưới gốc cây cổ thụ, vậy điều gì khiến anh chuyển hướng?

Hình như thuật Tri tâm của Vương Đình Huệ đã đạt đến trình độ cao, thấy câu hỏi xuất hiện trong đầu Trương Đại Quá, anh liền giải thích:

-Tôi lấy quyền chỉ huy quyết định mọi chuyện là chuyện đương nhiên nhưng anh phải biết rằng dù sao chúng ta bàn luận để đi đến thống nhất với nhau bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn!

Anh không muốn nói với Trương Đại Quá chuyện Mat từng dạy học viên lớp Nhập môn rằng sức mạnh xuất hiện trong một cái đầu lạnh và được các thành viên thống nhất cao trong một nhóm người là sức mạnh vô địch. Ban đầu Vương Đình Huệ và các học viên không hiểu Mat nói gì bởi chúng từng là những đứa trẻ con nhà quê, những điều Mat nói vượt lên sự hiểu biết của chúng. Đến khi chúng va chạm thực tế mới nhận ra rằng Mat đúng bởi Mat dạy chúng những điều chỉ xảy ra trong thực tế và ông đã va vấp phải. 

Trương Đại Quá hỏi:

-Vậy em nói đi, em muốn bàn với ta chuyện gì?

Vương Đình Huệ trầm ngâm:

-Lúc quan sát ông Dê A Vê dưới gốc cây cổ thụ, tôi nhận thấy rằng ông ấy không phải là người dễ đối phó. Tính ông ấy rất cẩn thận và suy nghĩ sâu xa trước khi làm một việc gì đó. Vì vậy đối phó với ông Dê ta phải tính trước mọi chuyện. Tôi tin chắc rằng ông Dê không cam tâm để ta di chuyển hết số trầm kỳ tìm thấy dưới gốc cây cổ thụ, có lẽ trước hay sau gì ông ấy cũng tính kế đoạt số trầm kỳ này!

Trầm ngâm một chút, Vương Đình Huệ nói tiếp:

-Thực ra số trầm kỳ này là của bon Cây ngo đỏ ta chuyển về hết cất tại học viện Langbiang chỉ là kế quyền nghi. Tôi biết thầy Bạc chỉ cần một lượng nhỏ kỳ nam để làm dẫn dược giúp cô Nghỉ trở lại người bình thường, số còn lại là của ông K’Rè và các người Lạch. Nhưng nếu ta để lại dưới gốc cây cổ thụ thì sẽ bị ông Dê chiếm mất, mà chuyện này thì tôi không muốn xảy ra một chút nào, vì vậy tôi phải chuyển tạm về học viện! 

Vương Đình Huệ bàn kỹ chuyện ngày mai với Trương Đại Quá trước khi ngủ.

Sáng hôm sau khi mặt trời chưa ló dạng, Vương Đình Huệ đã ra lệnh cho đoàn người xuất phát. Trương Đại Quá, ông K’Rè và K’Quang đi riêng một nhóm theo hướng bắc, Vương Đình Huệ và K’Sa dẫn con ngựa đi chệch về hướng đông.

Ba chiếc gùi của nhóm Trương Đại Quá chứa đầy trầm kỳ, bên trên phủ một ít lá cây rừng. Gạo của cả đoàn và chỗ nước suối Đen đều do con ngựa mang trên lưng nó bởi Vương Đình Huệ hẹn với Trương Đại Quá gặp nhau ở một cánh rừng cạnh một thung lũng có loại cỏ hồng vào trưa nay. Loại cỏ này rất đặc biệt, các tháng trong năm cỏ màu xám nhưng mùa mưa qua đi, mùa nắng bắt đầu, lúc ấy khí lạnh xuất hiện cùng lúc với sự trở lại của hoa quỳ vàng, cỏ bỗng chuyển qua màu tím; từ màu tím theo cái lạnh ngày càng tăng và mang đầy sương giá, cỏ chuyển thành màu hồng. Trời đang lạnh, cỏ hồng đã chuyển màu ở thung lũng lớn cạnh cánh rừng hỗn giao, nơi ước hẹn của Trương Đại Quá và Vương Đình Huệ. Trương Đại Quá nhớ lại, lúc đoàn tìm trầm kỳ của học viện Langbiang đi ngang qua thung lũng trên đường đến gốc cây cổ thụ, Trương Đại Quá đã sửng sốt khi lần đầu tiên thấy thung lũng cỏ hồng, một màu hồng bất tận trong ráng chiều trông như cảnh thần tiên!

Ông K’Rè đúng là chuyên gia đi rừng, ông không cần nhìn phương hướng, chỉ nhìn qua cảnh vật là ông biết đường đi. Trương Đình Huệ hỏi:

-Đến trưa mình có đến được thung lũng cỏ hồng không bác?

Không chút lưỡng lự, ông K’Rè đáp:

-Đến chứ, ta đã đi qua đây nhiều lần rồi!

Rồi ông đi trườc dẫn đường không chờ Trương Đại Quá nhắc. Trên đường đi không có chuyện gì xảy ra ngoài chuyện cả đoàn bị khát nước. Không có nước suối Đen cả ba người đều dùng tạm nước suối thông thường. Không nói ra nhưng cả ba nhìn nhau e ngại, nếu vì một lẽ nào đó họ không gặp được Vương Đình Huệ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Trước khi lên đường tìm trầm kỳ, Bạc Đầu Râu nói với các người phục vụ:

-Các người nên bỏ ý định trốn, nếu có. Trong một ngày, các người phải uống nước suối Đen nếu không có nước để uống vì lý do nào đó, lập tức các người sẽ bị Thần núi bắt ngay linh hồn!

Trương Đại Quá gặng hỏi thời gian giữa hai lần uống cần thiết là bao lâu để không xảy ra chuyện bị bắt linh hồn, Bạc Đầu Râu nghi ngại nhìn anh một lúc rồi mới trả lời:

-Tốt nhất các anh phải uống ngay khi thấy khát. Nếu vì lý do nào đó mà không uống nước suối này được, ta cho kỳ hẹn là một buổi!

Anh hỏi thêm nhưng Bạc lắc đầu xua tay như muốn nói ý ông đến đây là hết, tin hay không tin thì tùy, ông không ép buộc. Thật tâm Trương Đại Quá nửa tin nửa ngờ chuyện bị điên khi không uống nước suối nhưng khi anh nhìn thái độ kinh sợ của ông K’Rè và hai người bạn Lạch anh lại ngần ngừ không dám thử! Chuyện này anh đã bàn kỹ với Vương Đình Huệ, chính Huệ muốn các anh mang một ít nước suối Đen theo nhưng cái khó là không có dụng cụ để đựng số nước cần mang, mặc khác nếu mang nước theo thì không thể mang hết số trầm kỳ. Thứ mà trong gùi K’Sa mang trong gùi chính là mấy cây củi được đốt cháy đen bên ngoài, nhát trông khá giống với số trầm kỳ thứ thiệt! Cuối cùng chính Trương Đại Quá đề xuất nước suối Đen để trên mình con ngựa như chuyến đi, bọn anh cố gắng hội ngộ với Vương Đình Huệ và K’Sa ở cánh rừng cạnh thung lũng cỏ hồng ngay trưa nay. Ngần ngừ một chút rồi Vương cũng đồng ý với Trương Đại Quá bởi anh cũng nghe thầy Bạc trao đổi với nhóm người phục vụ trước lúc lên đường.

Vương Đình Huệ đi chếch về hướng đông như đã bàn với Trương Đại Quá, lần này anh không áp dụng thuật “đi không tích về không tăm” mà học viên lớp Nhập môn được học kỹ càng bởi anh cố ý như thế. Dấu tích để lại trên đường ngoài dấu chân ngựa còn thể hiện nhiều người cùng đi. Nhiệm vụ “ghi” lại dấu vết này thuộc về Vương Đình Huệ bởi K’Sa ngoài việc thực hiện đúng tăm tắp lệnh của Vương, anh không hề làm điều gì khác! Thế cho nên Vương Đình Huệ bỏ thêm vào gùi của K’Sa một ít nấm linh chi, thứ nấm này tìm dễ dàng trong cánh rừng thông. Vừa đi Vương Đình Huệ vừa “ghi dấu” nên nhóm của anh đi khá chậm.

 

Đúng như dự tính của Vương Đình Huệ, khi đi ngang một trảng cỏ tranh, lúc này mặt trời lên đến lưng chừng trời, Vương Đình Huệ ngửi được một mùi hăng hắc. Mùi đó chỉ thoảng qua rồi biến mất, ai không tinh ý đều nghĩ rằng đó là mùi của một con thú nào đó đi ngang qua đây nhưng đối với một học viên xuất sắc của học viện Langbiang, mùi này nói lên rất nhiều điều. Không có con thú nào dám tiếp cận con người gần như vậy, mặc khác mùi thú đậm đặc vương vấn bụi cỏ lùm cây mà nó đi qua để đánh dấu lãnh địa của nó, con thú đồng loại khi ngửi mùi này biết rằng không thể xâm phạm vào không gian sinh tồn của kẻ khác, nếu không tức khắc sẽ có chuyện sinh tử xảy ra!

Vương Đình Huệ áp dụng ngay phương thuật ngưng thở, anh có thể ngưng thở tầm thời gian ăn một bữa cơm mà không việc gì, có thế Vương mới có thể bắt cá dưới nước, tất nhiên còn cần phải có thêm kỹ thuật bắt cá nữa. Anh cũng không thông báo mùi lạ cho K’Sa, không phải anh không có tấm lòng với bạn đồng hành đồng thời là người phục vụ của mình, anh cố ý như thế để mọi chuyện diễn ra một cách tự nhiên!

Vương Đình Huệ ngả xuống đất, mắt anh nhắm nghiền như đang ngủ say. Bên cạnh anh K’Sa cũng đã nằm xuống, nhìn gương mặt của K’Sa người ta vẫn có thể thấy một chút ngạc nhiên bởi đêm qua K’Sa đã ngủ đẫy giấc, cớ sao mới vào buổi sáng mà “con ma ngủ” đã bắt K’Sa ngủ tiếp!

Một tràng cười nhẹ trong gió thoảng đưa tới trảng cỏ tranh. Một lúc sau người ta thấy khuôn mặt khó đăm đăm của ông Dê A Vê xuất hiện. Không biết ông Dê nghĩ gì khi thấy thằng lùn đáng ngờ nằm lăn ra đất sau khi ngửi chút khói “mộng thiên đường” của ông. Đó là một thứ thuốc mê, ai mà ngửi nó sẽ ngủ một giấc thật đầy, trong mơ những ý muốn của người ấy sẽ xuất hiện đầy đủ không thiếu thứ gì để rồi khi tỉnh dậy ai cũng tiếc ngẩn ngơ như mình vừa đánh mất thiên đàng!

Thứ mà ông Dê A Vê tìm ngay khi thấy Vương Đình Huệ và K’Sa ngả xuống có thể nằm trên mình ngựa, ông Dê nghĩ thế nên ông đến bên chú ngựa non đang say ngủ vạch hành lý mà nó mang trên lưng. Lúc này cái bao tử con min dùng để chứa nước suối Đen đổ nghiêng qua một bên, lương thực của cả đoàn nó mang theo trên lưng cũng cùng chung số phận. Ông Dê hình như không quan tâm đến mấy thứ này, ngay cả nấm linh chi trong gùi của K’Sa cũng không khiến ông chú ý, cái ông cần tìm là mấy khúc rể cây màu đen. Và trước mặt ông loại rể này nằm chình ình một đống khi ông trút cái gùi của K’Sa. Nét mặt ông Dê A Vê lúc này vẻ khắc khổ biến mất, dường như niềm vui làm cho gương mặt người ta thay đổi. Đúng thế, vẻ biểu cảm của gương mặt người tùy thuộc vào cảm xúc, nhưng ở ông Dê, vẻ biểu cảm đó đi từ thái cực này qua thái cực khác. Gương mặt tươi cười thái quá của ông Dê bỗng nhiên biến mất, mặt ông cau có khi nhìn kỹ đống rễ cây trước mặt:

-Hay cho tên Trương Đại Quá!

Tức giận ông đá phắt đám rể cây bị đốt cháy đen, một cái rễ bay vèo rơi xuống cạnh cái túi chứa nước, ông Dê A Vê bỗng cười ha hả, nhanh chóng ông lấy túi chứa nước vát lên vai rồi chạy mất!

Vương Đình Huệ không bị khói “mộng thiên đường” làm cho ngủ say, anh vùng dậy ngay sau khi ông Dê A Vê chạy đi, khi phát hiện không còn túi chứa nước suối Đen anh tái mặt.

Chỗ này cách học viện Langbiang hai ngày đường nếu đi không ngừng nghỉ! Hai ngày…chuyện gì sẽ xảy ra với bốn người phục vụ khi không còn nước khống chế Thần núi, linh hồn bọn họ sẽ bay theo cơn gió lồng lộng thổi trên đại ngàn!

 

CHƯƠNG 28

TIẾNG HÁT GIỮA RỪNG KHUYA

 

 

Võ Anh Cương
Số lần đọc: 643
Ngày đăng: 01.11.2020
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thung lũng trăm năm: Tiểu thuyết (Chương 26: Inrasara) - Võ Anh Cương
Thung lũng trăm năm : Tiểu thuyết (Chương 25: Bảy con ve sầu) - Võ Anh Cương
Ạch liên Tây Hồ(*) - Trương Đình Phượng
Tiểu thuyết : Một nỗi đau riêng (Chương 1) - Lê Ký Thương
Thung lũng trăm năm : Tiểu thuyết ( Chương 24: Kỳ mỹ nữ) - Võ Anh Cương
Thung lũng trăm năm : Tiểu thuyết (Chương 23: Dưới gốc cây cổ thụ(2)) - Võ Anh Cương
Thung lũng trăm năm: Tiểu thuyết ( Chương 22: Dưới gốc cây cổ thụ (1)) - Võ Anh Cương
Thung lũng trăm năm : Tiểu thuyết ( Chương 21: Tao ngộ) - Võ Anh Cương
Thung lũng trăm năm :Tiểu thuyết ( Chương 20 : Đêm trường ) - Võ Anh Cương
Thung lũng trăm năm : Tiểu thuyết ( Chương 19: Một mình giữa rừng ma) - Võ Anh Cương
Cùng một tác giả
Hồng Mây (truyện ngắn)
Về xứ sương giăng (truyện ngắn)
Hàm Luông (truyện ngắn)
Thung lũng tình yêu (truyện ngắn)
Ma xó núi (truyện ngắn)
Hai ốm (truyện ngắn)
Sương khói quê nhà (truyện ngắn)