Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
449
115.867.535
 
Ít Nhất Cần Ôm Em Một Lần Trong Đời
Nguyễn Hồng Nhung

Đọc những dòng chữ này vào buổi sáng.

Bên khung cửa sổ, màn sương tháng mười một đột ngột nhòa đi, những cành cong xòe mờ mờ trước đó chợt hiện ra khẳng khiu gầy guộc, và xa vắt từ bầu trời màu ghi nhạt, một tia sáng hồng  mong manh xuất hiện.

Màn hình tự tắt khi tôi từ cửa sổ quay lại sau một hồi đứng lặng.

 

ÍT NHẤT CẦN ÔM EM MỘT LẦN TRONG ĐỜI

 

bấm phím,  màn hình xanh trở lại, đọc  một lần nữa câu viết tiếng Việt này.

 

Có tiếng quạ kêu xớn xác bên ngoài. Bình minh tháng mười một không cần nhờ đến lũ chim, chúng đang mải bay đi thật xa, chấp chới tìm những chân trời ấm áp hơn. Dường như đất trời đang muốn bỏ đi, thay màu, muốn chôn vùi tất cả những gì đã xảy ra: lá vàng trút toàn bộ xuống những gốc cây, nụ hồng cuối cùng tả tơi rụng hết cánh, chỉ còn một màu úa hoặc đỏ ối của sự tan rã trong khu vườn dưới kia…

Con người cũng thế?

linh hồn lim dim đi tìm những bến đỗ xẻ chia bên ngoài khung hiện hữu trần trụi thường ngày, trong trạng thái nửa tỉnh nửa mơ, nửa muốn thức dậy, nửa muốn cứ thế lịm tắt, đi thẳng…

Để làm gì cơ chứ?

sau nửa đời ta đã biết chắc chắn:  đau buồn là niềm hân hoan duy nhất xác thực, là  hạnh phúc duy nhất diễn tả nỗi hài lòng của con người.

Đau mang lại cảm giác duy mỹ  hiếm hoi từng ngày. Cái đẹp là sự nâng niu từng nỗi đau phải sống.

Năm tháng vật lộn  là trả giá duy nhất để  hiểu ra điều này.

 

Đột nhiên cảm thấy nỗi buồn vô tận ập về, tràn ngập từng ngóc ngách con tim. Như nước lũ một lần phá vỡ đê là cuốn phăng tất cả, vô ích trước đó bồi đắp, giữ gìn bằng ý thức tỉnh táo lũy bờ…

Lại mở một clip video của chàng ca sĩ Hàn quốc yêu mến ra xem, như một cử chỉ lên cơn nghiền quen thuộc. Thẫn thờ  gặm nhấm cảm giác day dứt, một lần đến để từ bỏ, một lần tạo dáng hình trọn vẹn để vỡ tan…

 

Park Jong Ha  nhắm nghiền đôi mắt  cất lên những giai điệu tha thiết,  hát xong bao giờ chàng cũng cố nén một tiếng thở dài thật nhẹ, thật khẽ trước khi cúi chào. Tại sao cần khiêm nhường đến thế  trước chính sự nhận biết nỗi đau của bản thân?

Có phải cử chỉ khiêm nhường này luôn đâm thẳng vào trái tim tôi như một lưỡi dao trúng đích?

Bởi chỉ khiêm nhường ta mới hóa thân thành nỗi Đau và được cứu vớt bằng chính nó?

 

Khi còn bé, có một cảnh trong một bộ phim Xô viết làm tôi nhớ mãi: nhân vật chính  ra trận, trong bộ đồ lính, trước khi khép cánh cửa sau lưng mình quay đi còn ngoái lại nhìn mẹ và vợ đang khóc dấm dúi trong phòng. Đôi mắt-chỉ là đôi mắt- gửi gắm lại toàn bộ gánh nặng của một thời đại trong  cái nhìn ly biệt. Với chính bản thân mình, qua những kẻ sống cùng thời. Không có sự chọn lựa khác.

Ta chẳng có hành trang nào hơn ngoài chính kiếp sống này, trong thời đại cụ thể này, duy nhất một lần thân xác này… Vậy mà dường như không có gì bên cạnh ta, kể cả nội dung sống của ta  do cái môi trường  này quyết định.

 

Giờ đây tôi đã biết đích xác điều đó:  không có gì bên cạnh ta hết.

Chỉ còn lại những bến bờ thân phận. Gửi gắm nhờ một kiếp. Sau một  cuộc chiến thành công xé tơi tả những kiếp người làm trăm nghìn mảnh rải khắp bốn phương.

 Như  trên những đỉnh cao dãy Hy mã lạp sơn từng đàn đại bàng lao xuống xé nát những thân xác Tây Tạng yên nghỉ dâng đặt trên triền núi. Chỉ khác đây là những xác thân còn thở.  Xác thân một kiếp làm người dân Việt.

 

Hôm qua, một người bạn thơ nhắn tôi đọc thơ của anh viếng một người bạn văn từng cầm súng.

Bài thơ vượt lên toàn bộ nỗi đau thân phận, chỉ còn lại một giọng hoang phế. Hoang phế như chiều tà trong nghĩa địa, lúc ý nghĩa hành động của kẻ sống và người chết cùng vật vờ tản bay đi như  mù mịt khói hương:

 

 ( cùng vong linh các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam )
 

trèo lên xương trắng chập trùng
ngắm con trăng lạnh lạ lùng cõi mê
quanh co thiên cổ lối về
điêu tàn thành lũy, sơn khê nát nhàu
cỏ hoa cây cối gục đầu
thay lời mặc niệm nỗi đau hình hài
quỉ thần đóng nắp quan tài
khói sương – vải liệm, mây bay – hương tàn . . . 

từng con chim bệnh lìa đàn
bỏ đôi cánh rã cuối trang cuộc đời
vong linh dắt díu tả tơi
lạc bầy rời bỏ cuộc chơi mỏi mòn
súng gươm vướng víu oan hồn
chén cơm đôi đũa vẫn còn trên tay
tàn tro lem luốc tóc tai
mốc meo hố mắt, rêu dày xanh môi
vắng im những tiếng khóc cười
trái tim lãng đãng ngủ vùi bãi lau . . . 

nguyệt cầu quanh quẩn địa cầu
hai tròng trống hoác chẳng sầu chẳng vui
treo trên chất ngất thây người
treo trên bể khổ nặng mùi tử sinh
chiến tranh khốn nạn vô tình
một chương bi sử đoạn đành lật mau
người trắng tay, kẻ bạc đầu
mệnh phần lay lắt đèn dầu vô minh
vô thường khép mở quyển kinh
tha phương là cuộc mưu sinh lỡ làng!

Thôi thì phất lá cờ tang
bay ngang địa ngục thét vang đất trời

BYE BYE! SÚNG ĐÃ GÃY RỒI!

 

( Khóc Cao Xuân Huy- CHÂN PHƯƠNG
viết trong tuần tang chế, tháng mười một năm 2010)

 

Viết đến đây, tôi nhớ đến bức thư hoan hỉ của cô bạn gái học phổ thông ngày xưa viết cho tôi năm 1975” rồi, mày về đi. Dân khoa Văn chúng tao sẽ vào Sài gòn dạy cho bọn nó biết thế nào là văn hóa…”

 

Tôi nhớ đến những bài thơ, bài văn của những cây bút tôi cho là sắc sảo nhất Hà nội hiện nay, vẫn loanh quanh ẩn dụ, hoán vị, tượng trưng chơi chữ tài tình, loanh quanh như 36 phố phường cổ kính  Thăng Long  khiến tê dại mỏi mòn những bước chân tìm kiếm, tưởng chừng những giá trị thiêng liêng cổ xưa nào đó còn vảng vất nơi đây…

 

Cảm giác hụt hẫng, trống rỗng , câm lặng trong những ngày sống ở Việt nam dường như muốn tạo thế cân bằng cho mọi kỷ niệm hớt hải gấp gáp ngắc ngứ mà ký ức cứ không thôi lưu giữ, để ngày tháng trôi qua lòng cứ tự hỏi lòng: tại sao thế? tại sao tất cả đến nông nỗi này?

 

Một nông nỗi tan hoang những mảnh vỡ, không có sự gắn bó nào giữa quá khứ hiện tại để thấp thoáng bóng tương lai. Những mảng vỡ cá nhân tách biệt, phủ bụi lên những mảnh vỡ ấy là ngày lại ngày  rồ dại trôi, với những nội dung sống nghẹn tắc, phi lý. Mỗi cá nhân, mỗi người như đều có  mảnh vải trên mắt, chơi trò bịt mắt bắt dê, giơ đôi tay  quờ quạng kiếm tìm một điều gì đấy, một ai đấy, một hy vọng ảo ảnh mong manh nào đấy.

 

Hỡi ơi, một mảnh vỡ nhân gian trong vũ trụ có tên gọi đất nước tôi hôm nay

Ta cũng tan hoang trong đám rong rêu ngầu bọt chua xót này. Không tìm ra lối thoát.  Tạm  an ủi mình dưới hơi ấm mặt trời mọc từ rất xa.

Để một sáng mai thức dậy bỗng đọc thấy trên bầu trời ảo giao lưu dòng chữ:

                      

ÍT NHẤT CẦN ÔM EM MỘT LẦN TRONG ĐỜI

 

như thể rơi xuống một ước ao Giải mã đời sống!

 

Trái tim ơi, vui buồn vui đều hụt hẫng

lắc nhẹ xoay tròn cuống lá bám mong manh

lần tràng hạt – đếm đong đồng hồ cát,

bóng lặn  mặt trời thấp thoáng núi xa xa…

đừng làm nhau đau từng lời xin êm ái

cơn mộng du xé nửa giấc trăng tàn

 ngơ ngác ngày xuân lá xanh vặt lá xanh trần trụi

đêm phiền muội thắp lửa lòng phiền muội

hơ nóng quạnh hiu bằng một kiếp quạnh hiu.

 

( 2010.11.16)

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2855
Ngày đăng: 17.11.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những Chiếc Lá - Nguyễn Đông Nhật
Hai Bài Viết Cuối Thu - Nguyễn Hồng Nhung
Tiếng Phong Cầm Trên Đường Phố Potsdam - Nguyễn Thị Hậu
Giấc Mơ Đời Xa Vắng - Phạm Thanh Chương
Chim Đem Đi: Làm Lễ Tạ Ơn Người!? - Du Tử Lê
Trịnh Công Sơn, ánh nến và bạn bè - Nhiều Tác Giả
Đôi Kỷ Niệm Nhớ Đời Với Nhà Thơ Thanh Hải - Võ Quê
Nước Nga hờ hững với Leo Tolstoy - Phạm Nguyên Trường
Một cuối thu - Bùi Phương Thảo
Chùa Bà Đanh - Hoàng Trọng Muôn
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)