Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
443
115.871.637
 
Vài ghi chép khi đọc
Nguyễn Hồng Nhung

 

 

Trang web Văn Chương Việt  thực ra đăng tải rất nhiều tác giả xuất sắc, có rất nhiều bài  hay, chỉ cần tận tâm, chăm chú đọc có thể bổ sung vô số kiến thức cho mình hàng ngày. Thông qua đấy, còn định hình được chân dung các tác giả.

 

Ví dụ gặp Nguyễn Viện.

 

Chắc lại một dáng hình thu gọn trong chiếc ghế tựa, hai tay tỳ hai mép ghế, nhìn ra đường hay lướt xung quanh đều với vẻ hết sức bình thản, tưởng rằng lặng lẽ, nhưng không phải, bởi nếu gợi đến anh, anh sẽ ngước đôi mắt nhìn mi và cười, nụ cười thật hiền, lúc đó đôi mắt bình thản bỗng thoắt hiện lên bao nét tươi vui trong trẻo.

 

Mi sẽ ngỡ ngàng nhìn tác giả của những truyện ngắn, truyện dài, thơ,  văn phong dữ dằn trần trụi, ẩn dụ ma quái nhức nhối và ngỡ ngàng tự hỏi: LÀ anh ta?.

 

Trở về laptop tìm đọc Nguyễn Viện, ngẫm nghĩ rồi lại tự nhủ: ừ, đúng là anh ta!

 

Bởi con người Nguyễn Viện và văn của Nguyễn Viện là một sự nhất quán.

 

Đến mức gặp anh lần thứ nhất, đôi bên không biết nói gì nhiều với nhau sau những câu xã giao vô thưởng vô phạt, tôi đã tự thấm thía thêm một nhận định riêng của mình: cái bọn chữ nghĩa tốt nhất chỉ nên đọc nhau!

 

Gặp anh vài lần nữa, để nhận ra nét trong trẻo vui tươi con trẻ trong nụ cười và ánh mắt của anh khi cười, cho dù vẫn tiết kiệm lời như thế, nhưng Nguyễn Viện bắt đầu để lại trong tôi một cảm giác: con người này là MỘT với văn phong của anh, thứ văn phong trực tiếp và trong suốt như một tia ánh sáng.

 

Con người Nguyễn Viện thanh thản nên văn của anh quằn quại, một thứ quằn quại tự thân như của một tín đồ ngoan đạo hành xác mong chuộc tội lỗi tổ tiên đã phạm, thứ tội lỗi dường như chả liên quan gì đến mình.

 

Nguyễn Viện sống trong một thời đại, nói theo ngôn ngữ của Hamvas Béla”Một thế gian tha hóa của tinh thần bị vật chất hóa”, thời đại của các loại chủ nghĩa đem con người ra làm vật thử nghiệm trong những không gian sống khép kín, và vì vậy con người bất hạnh hơn bao giờ hết.

 

Thế là thêm một ngày qua

Tôi không làm gì được nó

Mặc dù tôi đã cầm con dao trên tay

Mặc dù tôi đã gầm gừ suốt mấy chục năm nay

Không phải tôi để sổng nó trên bãi rác ngập ngụa thời gian với những cái xác thối

Không phải tôi không thể chạm vào nó

Nhưng bàn tay tôi với một con dao nhọn sắc

Đã không thể cử động được

 

Ngôn ngữ của tôi

Linh hồn của tôi

Bị nó cầm giữ

 

Đối mặt nó từng giây

Tay tôi đã quàng vai nó nhưng không thể bóp được cổ nó

Bởi sự can đảm của tôi

Khí phách của tôi

Bị nó cầm giữ

 

Tôi không thể chờ nó tự chết

Cũng như tôi không thể chờ nó giải thoát mình

Bởi vì nó chỉ có thể chết bằng cách bị giết

Cũng như nó không bao giờ tự giải thoát

 

Giờ đây tôi biết tôi không thể giết được nó

Nhưng nếu bạn cũng muốn giết nó như tôi thì nó phải chết

Cho dù nó đã là một con ma

Cho dù chúng ta đang bị cầm giữ

( Tôi bị cầm giữ bởi một con ma-NV)

 

……………………………………

Đọc một số bài viết của Vũ Ngọc Anh.

 

Tác giả này có một giọng văn êm đềm như một dòng sông chảy liu điu giữa trưa hè nóng bỏng, nhưng nếu mải mê hưởng cái thâm trầm  sâu sắc mà kín đáo từ nước mát của dòng sông lâu quá, đôi lúc sẽ …hốt hoảng sững lại như vừa bị nước té lên đầu  (không hiểu từ đâu?)

Định thần lại ta sẽ cười phá lên vui sướng: Vũ Ngọc Anh có lối viết hài hước bất thình lình như thế đấy!

Thiên thần hộ mệnh thì thầm với Fabian, đằng sau lưng gã:

 

“Cẩn thận, Fabian ơi! Có lệnh truyền là con sẽ chết vào cái giây phút nào con thốt lên tiếng trưởng lão.”

“Trưởng lão?” Fabian, kinh ngạc, hỏi.

Và gã chết.

 

Vũ Ngọc Anh còn dịch nữa, dịch rất điêu luyện, rất…triết, tuy đối với tôi đôi khi từ ngữ hơi khó hiểu. Tất nhiên, tôi đâu phải dân học triết ra. Nhưng vẫn cố gắng GIẢI NGHĨA cho những gì đã đọc được:

 

Nếu Brahman chỉ là một trừu tượng phi nhân cách, vĩnh viển phản nghịch lại sự kiện sờ sờ hiện sinh cụ thể của chúng ta, thì huỷ thể đúng là cùng đích của công việc; mà tình yêu, niềm vui và lương tâm tự nội cũng phải bước vào con đường kết toán ấy.

(Yếu cương và mặc tưởng - Shi Aurobindo. VNA dịch)

 

Đời sống không có Mục Đích mà có Ý Nghĩa chính bởi đích của cùng của đời sống là sự hủy diệt ( trong đó có cả tình yêu, niềm vui và lương tâm)

Đời sống là một công thức toán học: giải mã mối LIÊN HỆ cho một số trừu tượng tinh thần để đi đến số KHÔNG và cùng lúc là một NIỀM VUI  tự thân của kẻ sở hữu nó (CON NGƯỜI) khi” ngất ngây lịm hồn vào uy lực sáng tạo không ngừng của riêng mình.”

Ý tưởng là LỰC sinh ra thế giới và niềm vui là CHẤT sinh ra ý tưởng: Ở đây nêu rõ niềm vui được sống, được làm người.

Niềm vui được sống ấy thể hiện như thế nào:  vô thức là sự tăm tối, đau khổ và tuyệt vọng nội thân là niềm vui đi lánh mình để khi quay trở lại  bằng cách này cách khác  (niềm vui tìm cái vô vàn của hình thức thể hiện?).

Từ điều này có thể thấy tính vô tận và vĩnh cửu của sự sống (Thượng đế, hay vũ trụ hay Chúa, hay chính là con người).

„Maya là trò đùa, thiên biến vạn hóa, từ trạng thái này sang hình trạng khác vô lượng thể hiện không cùng.” (Yếu cương và mặc tưởng - Shi Aurobindo. VNA dịch)

 

Thượng đế nghiêng về tạo vật, con người nghiêng về thần thánh: mối tương quan bất diệt giữa hữu hạn và vô hạn, giữa hữu hình và vô hình, giữa vật chất và tinh thần.

 

Trong con người, nhiên tính đáo thành ý thức cho mình để làm cú nhảy vọt khá cao vào sở hữu chủ của nó. Chính sở hữu chủ này không biết thế và nhiên tính ức chế nó như đời sống và giác quan thảy đều chiếm hữu nó rồi phủ nhận nó và ngay cả khi phủ nhận là lúc đời sống và giác quan kiếm tìm nó. Nhiên tính không nhận biết Thượng Đế chỉ vì nó không tự nhận ra mình. Khi nó tự nhận ra mình, nó sẽ khám phá ra cái niềm vui hiện thể tinh tuyền.

Thoạt tiên con người kiếm tìm một cách mù lòa cái bản vị thần tính của nó mà nó chẳng biết chính khi nó đi tìm; bởi vì điểm xuất phát của nó là sự tăm tối của nhiên tính vật chất và ngay cả khi nó bắt đầu nhìn thấy, nó cũng còn bị mù lâu lắm bởi cái ánh sáng trong nó rực lên chóa loà. Trời cũng chỉ đáp lại một cách mơ mơ hồ hồ bằng cách thử tách của Ngài; Ngài lại tìm thấy sự mù lòa của con người và lấy làm vui như đang nhìn bàn tay đứa bé sờ soạn mầm mò về phía  mẹ nó.Thượng đế và thiên nhiên như đôi cô cậu chơi trò tình ái. Họ cút bắt, rượt nhau để tìm nhau, để đuổi nhau rồi để tóm được nhau. ( Yếu cương và mặc tưởng - Shi Aurobindo. VNA dịch)

 

Tuyệt!

khi nào con người nhận ra mình là ai trong cái cuộc đời này, chỉ lúc đó mới hiểu niềm VUI được sống, còn nếu không chỉ biết đến Khổ Đau và Sợ hãi.

Giá màVũ Ngọc Anh dịch nhiều triết hơn nữa nhỉ?

……..

Đọc Nguyễn Quỳnh.

Tôi ghi lại một số nhận xét về tác giả cực kỳ” đặc thù” này

1. Về cách viết tiếng Việt của NQ.

Mới đọc rất”nghịch” mắt, bởi cảm giác thiếu hoặc lạ, hoặc…rối bời với những phụ âm hoặc bị cắt hoặc đổi, nhưng đọc quen, thật lạ: có cảm giác văn bản tiếng Việt của NQ làm cho tiếng Việt nhẹ hẳn đi, mang lại cảm giác về trọng lượng, nghĩa là thoát hơn, dễ hơn và nghĩa…vẫn thế.

2. Cách viết có gạch nối(-): lúc đầu không ai để ý đến điều này, nhưng nếu đọc kỹ ý đồ của tác giả, thấy rất có lý. Như một kẻ chưa biết tý gì về tiếng Việt, học từ có gạch nối như vậy rất dễ phân biệt, cả về nghĩa lẫn hình thức của từ trong ngữ pháp. Có vẻ  đây là một cách tân rất độc đáo theo kiểu NQ với tiếng Việt (mặc dù tác giả cho rằng đã đọc và học tập từ cách viết của tiếng nước khác).

Nhưng Nguyễn Quỳnh sẽ vấp phải một khó khăn lớn là văn bản tiếng Việt hiện nay chưa viết như vậy, thậm chí đại đa số người Việt Nam sẽ không hiểu tại sao lại viết như thế? nghĩa là gì? Bởi vậy câu hỏi đặt ra là: Bao giờ sẽ có cuộc cải cách trong tiếng Việt? Có cần thiết hay không?  Trong lúc đó những người vẫn „dám” viết theo cải cách của chính mình như NQ quả là việc làm „nghi ngờ” đầy…tính thuyết phục.

3. Về bản dịch Nguồn sống và Thời gian của M.Heidegger của Nguyễn Quỳnh:

 

A .  Nguồn sống/ Bản thể là khái niệm bao trùm, phổ quát  mà NQ viết hoa để phân biệt với nguồn sống/ bản thể không viết hoa( chỉ các cơ cấu, các vấn đề, và mọi sự phù sinh).

 

Theo cách hiểu của tôi, đối chiếu với việc đọc và dịch Hamvas Béla từ tiếng Hung tôi thấy có thể dịch như sau những khái niệm của M. Heidegger mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa như NQ muốn diễn tả:

- Nguồn sống/ Bản thể( SEIN) dịch là: SỰ SỐNG

- Cái-đang-có –mặt-ở-ngay-kia/  hữu thể  dịch là: ĐỜI SỐNG-

- cái-đang-có-mặt dịch là : HIỆN THỰC CÓ THẬT( trong ý nghĩa thời gian của sự sống)  Kể cả khái niệm Lẽ-sống-ở-ngay-kia cũng mang ý nghĩa này.

 

B.   Biện chứng pháp và Hiện tượng luận:

 

Đọc phần phân tích này của NQ hiểu rõ ràng hơn rất nhiều về( cái gọi là)vòng biện chứng của Hegel, nhìn thấy rõ hạn chế của cách nhìn biện chứng duy vật, khi không giải quyết được sử tính trong nghiên cứu triết học.

Có lẽ thời đại hiện nay bế tắc vì chính là thời của chủ nghĩa duy vật biện chứng?

Từ xuất phát điểm này M.Heidegger đưa ra lý thuyết thời gian: là một khoảnh khắc của SỰ SỐNG, là HIỆN THỰC CÓ THẬT, là LỊCH SỬ

Thực ra:

 

Hamvas Béla tìm cội nguồn sự bế tắc của thời đại mình bằng cách xem xét ngược dòng lịch sử, và thấy: trước thời kỳ  LỊCH SỬ   đã từng có 600 năm phát triển của nhân loại qua một số nền văn minh chính như: Hy lạp, Ai cập, Trung quốc, Tây tạng, Ấn độ, Peru… Hamvas Béla đã tìm thấy( cái gọi là) SỰ SỐNG của vũ trụ này qua công cuộc tìm về TRUYỀN THỐNG.

Như vậy các triết gia khác nhau ở các quốc gia khác nhau, nhưng đều tìm thấy một mệnh đề chung khi nghiên cứu SIÊU HÌNH HỌC để tìm ra SỰ SỐNG

 

C.  Bài nghiên cứu của NQ cho thấy ngay khái niệm TRUYỀN THỐNG trong triết học của thời lịch sử đã bị thu hẹp, khép kín như thế nào,  chẳng khác nào khái niệm lịch sử, mất hẳn sử tính của Sự sống.

 

Hamvas Béla đã quan niệm rất đúng về TRUYỀN THỐNG khi quay lại với SỰ SỐNG qua triết học cả ĐÔNG PHƯƠNG lẫn TÂY PHƯƠNG

Có thể nói Hamvas Béla có những phần độc đáo hơn rất nhiều so với các triết gia Tây phương khi ông quay lại vũ trụ phương Đông trong những TRUYỀN THỐNG xa xưa nhất của loài người như: Ấn độ( Vêda) Trung quốc( Đạo) Tây tạng và Ai cập( Tử thư) hoặc Hy lạp( Siêu hình học)

 

D. Định nghĩa về LOGOS trong bài nghiên cứu của NQ: phải nói là rất…lý tính ( vì bắt nguồn từ các triết gia Tây Âu chăng?).

M.Heidegger cho rằng logos là một thứ nguyên lý (princípium). Gọi như vậy là hạn chế phạm vi và tác động của logos.

Hamvas Béla giải quyết việc định nghĩa Logos có vẻ nhẹ nhõm hơn rất nhiều qua tinh thần của Veda, và Đạo của phương Đông.

Hamvas cho rằng:  Logos không phải là một lý thuyết mà là một động lực tạo hóa tâm linh. Diễn đạt theo ngôn ngữ của Heraclaitos: Logos là lửa của sự sống mà thế gian cháy rực trong đó

 

Không phải vô cớ triết học Tây Âu (được gọi là sản phẩm tinh thần của thời gian lịch sử) có những triết gia như M. Heidegger vượt qua thời đại của chính họ,  khi tư tưởng của họ”mon men” quay lại với một cái gì đó xa hơn sự hạn chế của thời đại ấy, nghĩa là bị cắt ra khỏi sử tính của SỰ SỐNG.

Cuối cùng tất yếu của sự giác ngộ siêu phàm của các”vĩ gia”  là quay về với Tổng Hợp Luận - mang tính chất Hermetikus - là phương pháp phù hợp nhất để nghiên cứu phổ quát Truyền thống văn hóa Đông-Tây ?

 

( Budapest. 2012-06-13)

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2349
Ngày đăng: 15.06.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Chuyện đời như lửa” của Đỗ Nam Cao: “Có thơ không để tôi rơi xuống trần” - Lãng Ma
Thư Gửi Người Biệt Tích - Tuyết Linh
Mưa rơi trên sông Hàn - Nguyễn Linh Khiếu
Ngôi Nhà Trên Đường Hồng Bàng - Lê Văn Thiện
Gửi Về Láng Linh Mùa Nước Nổi - Vĩnh Thông
Mùa Đón Nắng - Dương Hằng
Chiếc Đèn Thần - Huỳnh Văn Úc
Tuyết Tháng Năm - Nguyễn Hồng Nhung
Tuổi thơ gọi về - Dương Hằng
Hoa Hà Nội - Phan Thị Trang Đoan
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)