Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
455
115.865.194
 
Cổ Tích Da Đỏ
Nguyễn Hồng Nhung

 

(Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra)

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

 

 

1.

Người đàn bà da đỏ ra bờ sông, hái những cành liễu và bắt đầu đan sọt. Sau khi hoàn thành chiếc sọt đầu tiên, đặt trước mặt, bà quỳ xuống và khấn:

’’ Không có gì đáng ngạc nhiên vì điều ta là, là làm cho cả dân tộc của những người da đỏ. Ta chúc người đàn bà tay luôn luôn đan sọt một cuộc đời dài lâu.Và bà ấy sẽ nhớ đến ta. Điều ta làm sẽ hiện ra trong óc bà ấy, và bà ấy sẽ làm điều như ta đã làm. Nhưng đừng ai cho rằng, điều này ta làm vì tất cả mọi người. Không! Ta chỉ làm vì những người đàn bà khéo tay, những người sẽ sống trong tương lai. Khi bình minh lên, những điều ta nói sẽ khởi sắc và hiện ra trong óc họ. Sẽ như thế!”

 

Điều mà truyện cổ tích da đỏ tuyên bố,  điều trong những cuốn sách thiêng và từ những người thày thời cổ, ai cũng có thể tìm thấy gần như theo sát nghĩa,  nó giản dị đến mức, con người cần phải ngạc nhiên, tại sao nhân loại ngày hôm nay lại không hiểu đã từng có những thời đại như thế nào.

 

Nghĩa là gì, một người đàn bà da đỏ đan sọt” vì dân tộc của những người da đỏ”? Nghĩa là gì, khi bao nhiêu đàn bà đan sọt khác sẽ nhớ đến người đan sọt đầu tiên? Nghĩa là gì, khi bà chỉ làm ’’vì những kẻ khéo tay”? Và sau cùng, nghĩa là gì” Khi bình minh lên những điều ta nói sẽ khởi sắc và hiện ra trong óc họ?”

 

Người đàn bà da đỏ ra bờ sông, đan sọt từ những cành liễu. Người đàn bà đầu tiên, hái những cành liễu và lần đầu tiên đan chiếc sọt đầu tiên. Trước đó chưa bao giờ có một thứ gì trên thế gian như cái sọt đan bằng cành liễu, chưa bao giờ.

 

Một cái gì mới xuất hiện; giống như mong ước và khả năng từng ẩn náu: bởi vì hoa quả đựng ở đâu, lấy cái gì dùng thu nhặt lá cây, chứa trẻ sơ sinh vào đâu, lấy cái gì đựng bánh mì? Cái sọt đã từng có ở một nơi nào đó. Giống như các công cụ trợ giúp đời sống, cái sọt đã từng có ở đâu đó, tất cả sự thật và cái đẹp đã từng có, chỉ chưa được thực hiện: chưa được mang tới đây, vào thế giới vật chất.

 

Cái sọt ngay từ đầu đã từng có, giống như đầu máy hơi nước, đồng hồ bỏ túi, máy bay, chiếc ủng, toa ăn trên xe lửa, cũng như đã từng có và đang có ở đâu đấy hòa bình, trật tự, niềm vui, cái đẹp, sự sáng sủa, sự kiên nhẫn, tri thức.

 

Có một vương quốc, nơi có các đồ vật, sự vật, các tư tưởng. Và nó luôn luôn mang lại ý nghĩa cho thế gian nếu từ vương quốc ấy một ai đấy mang đến đây một cái gì đấy, cho dù là một tư tưởng, một lý tưởng, một tri thức, cho dù là một đầu máy hơi nước, hay một cái sọt đan bằng cành liễu.

 

Việc đan một cái sọt đầu tiên là sự việc phổ quát của nhân loại.” Của dân tộc dân da đỏ?” Đúng thế. Ngoài ra còn của người da đen, người Eskimo, của người Ả rập, người Trung quốc. Và có bao nhiêu cái sọt trên thế gian, đều nhắc đến cái sọt đầu tiên, mà người đàn bà da đỏ đan trên bờ sông. Đấy là cái sọt cổ; người đàn bà kính cẩn đặt xuống đất, quỳ gối trước nó và khẩn cầu. Bà khẩn cầu với cái sọt, như với thượng đế. Bà vẫn còn cảm thấy vị giọt sương của vương quốc vừa sa xuống đó. Chiếc sọt này vẫn còn mơ hồ, tuyệt vời như tư tưởng đầu tiên, như đầu máy hơi nước đầu tiên, như cái rìu đá đầu tiên.

 

’’Khi bình minh lên những điều ta nói sẽ khởi sắc và hiện ra trong óc họ”. Bà đã khắc bản thân mình không phai mờ vào số phận con người: đây là người đàn bà đã đan chiếc sọt đầu tiên, và hàng triệu chiếc sọt trên thế gian đều thuộc về bà. Từ đó tới nay sọt tràn ngập trái đất, và không có gì bình thường hơn một cái sọt đan bằng cành liễu. Nhưng tràn ngập cả thế gian máy hơi nước, đồng hồ bỏ túi, ủng, vải vóc, dao, gương nữa.  Mọi đồ vật đều có một câu chuyện như của cái sọt. Có một người nào đấy đã mang đến từ một vương quốc cái gì cũng có. Như người ta nói: đã thực hiện. Hay một cách khác: đã phát minh.

Giờ đây bắt đầu điều quan trọng nhất của truyện cổ tích da đỏ:

 

Mọi hành động đều có ý nghĩa và hậu quả phổ quát.

 

Không chỉ sự phát minh ra máy hơi nước, không chỉ việc tìm ra các tư tưởng lớn, không chỉ việc đan cái sọt mang đến một cái gì đó từ vương quốc vô hình. Đây là những sáng tạo quyết định, xứng đáng ghi nhận. Mọi hành động đều mang đến một cái gì đó từ vương quốc vô hình, bởi mọi hành động đều là sự hoàn thành một cái gì đó, mọi hành động đều là sự hiện thực hóa, mọi hành động đều là sự phát minh, duy trì mối quan hệ họ hàng với việc phát minh ra các loại máy móc, với lời tuyên bố các sự thật và với việc đan một cái sọt.

 

Không một cử chỉ và tư tưởng tầm thường nào lại không gây tác động đến một xó xỉnh xa nhất của thế gian vũ trụ. Mọi hành động đều mang ý nghĩa thế gian phổ quát.

 

Một viên sỏi duy nhất ném xuống biển vẽ ra một hướng hoàn toàn mới, mọi hơi thở đều điều chỉnh một cái gì đó của đời sống thế gian, cho dù ít nhất. Mọi hành động đều là sự hiện thực hóa một tinh thần như thế nào đấy và mang lại một cái gì đó trước đó chưa có, chỉ mới ẩn náu như mong ước và khả năng. Sự bùng cháy của một que diêm duy nhất cũng” vì dân tộc da đỏ” mà xảy ra. Những hành động lớn vì toàn bộ nhân loại, vì một lần và mãi mãi; nhưng mọi hành động, kể cả hành động bé nhất, cũng mang ý nghĩa thế gian vũ trụ.

 

2.

 

’’Hoàn toàn đủ- Clemens Alexandrius nói- nếu chỉ duy nhất một con người nghe thấy tiếng hát của các nàng tiên biển, và cũng rất đủ, nếu chỉ có duy nhất một con người đã trả lời con Nhân sư (Sfinx)”

 

Vivekánanda cho rằng nếu có một người trong một hang động từ một dãy núi cô đơn nghĩ đến một sự thật to lớn, và qua đời ngay trong khoảnh khắc tiếp theo, sự thật sẽ bay ra khỏi đầu người chết, bước ra khỏi hang động cô lập, từ bỏ dãy núi cô đơn và truyền đi khắp thế gian.

 

Truyện cổ tích da đỏ cũng nói đúng những điều mà các cuốn sách thiêng đã dạy và những điều những người thày thời cổ đã biết.  Các dân tộc nguyên thủy còn gìn giữ những dấu tích tinh thần cổ cao cả, đôi khi trong các hình dạng thoái hóa, không thể nhận dạng, hoặc đôi khi khá rõ ràng. Truyện cổ tích vì thế thô sơ, chứa trong vài từ, cho rằng mọi hoạt động đều hiện thực hóa sức mạnh tinh thần, và chính vì thế mọi hoạt động đều mang ý nghĩa thế gian.

Ý nghĩa hành động của con người: nhân danh toàn thể nhân loại, vì toàn thể nhân loại, vì toàn thể các thời đại, vì toàn thể các dân tộc mà hành động trở nên không thể thu hồi lại được nữa. Mọi hành động như một dấu vết và một con dấu, là thứ không thể xóa nổi, là thứ từ khoảnh khắc tiếp theo của hành động, khuôn mặt của thế gian đã được giữ lại cho đến tận hiện thực vĩnh cửu của các sự vật.

 

Có những hành động to lớn, như sự phát minh ra cái rìu đá, hay máy hơi nước, hay việc đan chiếc sọt đầu tiên. Có những hành động nhỏ, như xây một cái nhà, đẽo một ống sáo; có những tuyên ngôn vô thức, như hơi thở, và đấy là con người nghe thấy tiếng muỗi vo ve bên tai trong đêm. Có hành động vô tư, giải trí như liệng một viên sỏi xuống biển, hoặc huýt sáo hay ngắt hoa.

 

Nhưng không có một hành động nào, kể cả nhỏ bé nhất lại không xảy ra nhân danh toàn thể nhân loại, dành cho mọi thời gian, một lần và mãi mãi. Mọi hành động đều gây ra tiếng vang cho thế gian, và tiếng vang này tồn đọng trên thế gian vũ trụ hàng thế kỷ và không bao giờ chết.

 

Ý nghĩa tiếp theo của truyện cổ tích: Con người không thể nghĩ, ngay trong giấc mơ một hình ảnh, một khát vọng hay một mục đích mà không làm rung động cả thế gian; không thể khoanh tay, hay không ngắt một cành trong bụi cây mà không can thiệp vào sự hình thành của thế gian.

 

Hành động trong mọi trường hợp đều mang lại một cái gì hoàn toàn mới, một cái gì vô hình biến thành hữu hình, một cái gì không tính trước thành một sự cảm nhận được. Mọi hoạt động đều can thiệp vào thế giới tinh thần, và từ thế giới tinh thần ném vào thế giới vật chất của một hiện thực nào đó. Hình ảnh cổ và ý nghĩa cổ của hành động là việc làm của Prometheus, kẻ mang lửa từ trên trời xuống. Mọi hoạt động ít nhất cũng là việc lấy một tia từ lửa trời xuống.

 

Ý nghĩa siêu hình của hoạt động là tất cả mọi hành động tạo ra mối quan hệ mới giữa thế giới tinh thần và thế giới vật chất, mở ra quan hệ mới, chìa ra khả năng mới và lấy đi nền tảng của sự liên kết mới.

 

3.

 

Nhưng truyện cổ tích không dừng lại ở đây. Nó biết việc đan chiếc sọt đầu tiên là một hành động mà khi vô vàn chiếc sọt khác được đan ra, đều khiến vô vàn người đàn bà khác nhớ đến một điều mà người đàn bà đan sọt đầu tiên nhớ ra khi bình minh đến.

 

Truyện cổ tích biết rằng  mọi hoạt động đều để hiện thực hóa hiện thực tinh thần, tất cả  hành động đều nhớ đến hành động đầu tiên, đến hành động của Prometheus, kẻ đem lửa từ trời xuống. Thế giới từ lúc đó trở đi sống trong lửa của hành động, bởi sự hoạt động không là gì khác ngoài việc, một lần nữa mở ra con đường cho lửa của tinh thần tỏa xuống trái đất và thẩm thấu cả thế giới vật chất.

 

Nhưng truyện cổ tích có một câu đặc biệt : ’’Nhưng đừng ai tin rằng- nó nói- điều này ta làm vì tất cả mọi người. Không! chỉ dành cho những người đàn bà khéo tay, những người sẽ sống trong tương lai.”

 

Như thể khoảnh khắc đầu tiên có thể đọc như sau: người đàn bà quỳ trước cái sọt và đọc thần chú. Bà chỉ đan sọt cho những người đàn bà khéo tay. Những câu nói này có thể gây hiểu lầm. Như thể người đàn bà chia nhân loại ra làm đôi: những người bà giao chiếc sọt cho họ và những người bà đẩy xa khỏi chiếc sọt. Những người tốt và những kẻ xấu, những người khéo tay và những kẻ vụng về, những kẻ đẹp đẽ và những kẻ xấu xí.

Từng bước, từng bước, câu này được vỡ lẽ ra như sau: trên thế gian lời đầu tiên là của tinh thần, bởi tinh thần tạo dựng nên thế gian; Nhưng trong thế giới vật chất, lời đầu tiên không của tinh thần mà là của sự hoạt động.

 

’’Con người đã bị vật chất hóa, đầu tiên cần phải làm cái tốt và phải làm cho tốt, chỉ sau đó trong nó mới thức tỉnh ý đồ tốt; Và chỉ do những hành động tốt, những ý đồ tốt thức tỉnh mới nâng nó lên cao trong tinh thần và trong tri thức.”

 

Quan niệm này xuyên thẳng vào niềm tin của nhân loại duy lý. Con người hiện đại cho rằng, trước tiên cần phải biết và chuẩn bị tinh thần; điều này sẽ dẫn đến ý đồ tốt, và từ ý đồ tốt nảy ra hành động tốt. Đây là sự nhầm lẫn Socratés, lộn ngược thứ tự của sự vật, và vì thế nhân loại không hiểu tại sao nhận thức tốt không dẫn đến ý đồ tốt, và ý đồ tốt tại sao không dẫn đến hành động tốt. Không dẫn đến, đơn giản vì không thể dẫn đến.

 

Trong thế giới vật chất cần bắt đầu bằng hành động. Hành động phát triển ý đồ tốt và nhận thức tốt và tri thức tốt. Không ai, chưa bao giờ nghĩ ra cái sọt, máy hơi nước và sự thật trước tiên. Đầu tiên cần làm, cần tạo dựng, cần tìm ra. Sau khi đã làm, đã sáng tạo, đã tìm ra, sẽ nhận ra ý nghĩa của hành động mình đã thực hiện.

 

Bước thứ hai như sau:” Bản án từ một trường hợp liên quan đến sự thiệt hại của tất cả mọi người; cũng như vậy phúc lợi từ một biện minh cũng ảnh hưởng đến mọi con người, đến sự biện minh cho đời sống. Bởi vì, từ sự buông thả của một người biến thành rất nhiều kẻ phạm tội, từ sự khoan nhường của một người mang lại rất nhiều sự thật.”

 

Bài thơ của Thánh Pál trong lá thư Roma này cũng dạy rằng cần bắt đầu bằng sự hoạt động. Sự hoạt động không phải công việc cá nhân, không phải công việc của cái TÔI biệt lập; đây là con dấu không thể xóa và vĩnh viễn còn lại trên khuôn mặt của thế gian: từ một trường hợp, thẩm thấu toàn thế gian cái độc hại và từ một trường hợp thẩm thấu khắp thế gian sự biện minh.

 

Một hành động duy nhất, giải phóng những sức mạnh tinh thần có thể  gây tổn hại cho toàn bộ nhân loại, cũng như một hành động duy nhất có thể biện minh cho cả loài người. Chỉ cần một hành động duy nhất, kể cả khi  nó ẩn náu sâu kín, nhỏ nhoi nhất, như ý nghĩ cuối cùng của một kẻ hấp hối trong một hang đá biệt lập giữa một dãy núi cô đơn: hành động duy nhất này là một bước khủng hoảng hoặc định mệnh đi về phía tội ác hay sự thật.

 

Trong những ngôn từ của người đàn bà da đỏ khi thốt lên: Ta chỉ đan sọt cho những người đàn bà khéo tay- ẩn náu một sự phân biệt nào đấy. Sự phân biệt này không có nghĩa là thế gian phân chia ra loại đàn bà khéo tay hoặc vụng về, và cái sọt chỉ dành cho kẻ khéo tay.

 

Sự dạy dỗ của lá thư Roma khẳng định rằng con người cổ biết:  Hoạt động mang ý nghĩa như thế nào:” điều quyết định không phải nội dung sự vật mà là tính chất thiêng liêng hóa của hoạt động ”.

 

Bằng điều này toàn bộ tình thế trở nên sáng tỏ trong khoảnh khắc.

 

Không bao giờ chỉ có chuyện về cái sọt, về máy hơi nước, về đôi ủng, cũng như về sự thật hay về những tư tưởng mới phát hiện. Mà tất cả chính là tính chất thiêng liêng hóa của sự hoạt động. Để sự sinh sôi không vô nghĩa, để thu thập của cải, để các phát minh tràn ngập thế gian.

Nội dung sự vật của hoạt động không có ý nghĩa gì, cũng như từ quan điểm con người, nền văn hóa thời hiện đại với đối tượng  lớn quá cỡ  không có nghĩa lý gì, khi hoạt động, thứ tạo ra đối tượng, không mang tính chất thiêng liêng hóa.

 

Sự sáng tạo có thể là” một bản án mang lại thiệt hại cho toàn thể mọi người”. Và đúng như vậy: bản năng của hành động ngu xuẩn điên rồ dính mắc vào con người, giải phóng những sức mạnh tinh thần tầm thường có thể dẫn đến những tình thế tận cùng.

 

Người đàn bà da đỏ, khi đan sọt, khi quỳ xuống và khấn trước cái sọt như với thượng đế:” Ta không đan cho tất cả mọi người, chỉ cho những kẻ khéo tay”. Không cho những kẻ ghen tị, những kẻ đen tối, những kẻ báo thù, mà cho những kẻ chất phác, hiền hòa niềm nở, những kẻ đầy lòng nhân ái, những kẻ trong sạch. Người đàn bà da đỏ biết rằng, không phải nội dung sự vật của hoạt động, mà sự thánh thiện hóa hành động quyết định.

 

Và bởi bà biết rằng, mọi hành động là con dấu vĩnh cửu không thể thu hồi lại, nên bà quỳ trước hành động riêng của mình và nói: khi ta đan cái sọt đầu tiên này, những sức mạnh thánh thần hướng dẫn tay ta, sức mạnh thánh thần này sống mãi đến vô tận trong những cái sọt; hãy chỉ chạm đôi tay đã thánh hóa vào nó, hỡi những người đàn bà. Những kẻ có bàn tay độc ác, ta xua đuổi ngươi trong giây phút sinh ra cái sọt này: mi chớ dám đụng vào! Không! ta chỉ đan cho những người đàn bà khéo tay, những người sẽ  tiếp tục sống trong tương lai.”

 

4.

 

Các nhân tố ý nghĩa trong câu truyện cổ tích giờ đây đã tập hợp lại với nhau. Điều đầu tiên cần hiểu:  quan niệm  về cá nhân hành động của con người cổ  không phải là cái TÔI cá nhân, mà là con người phổ quát. Đối tượng của hoạt động là con người phổ quát. Mọi hành động đều nhân danh nhân loại và vì toàn thể loài người.

 

Bước thứ hai: khi con người phổ quát trong con người cá nhân hành động, như Clemens Alexandrinus nói: cũng đủ, nếu chỉ một người duy nhất trả lời con Nhân sư, như Vivekanana nói: nếu một người nào đấy nghĩ đến một sự thật, dù chỉ  trong một cái hang biệt lập trong một dãy núi cô đơn đi chăng nữa, sự thật đã tràn ngập khắp thế gian, như tông đồ Pal viết trong lá thư thành Rôm: từ sự buông thả của một con người biến thành nhiều kẻ tội phạm, từ sự khiêm nhường của một kẻ biến thành nhiều sự thật.

 

Trong hoạt động, hành động quyết định không phải nội dung sự vật mà là bản chất thánh thiện hóa của nó.

 

Hai nguyên tố này trong hoạt động của con người, hành động xác định nhân loại phổ quát, và không phải nội dung sự vật quyết định bản chất hành động mà là sự thánh thiện quyết định; với hai nguyên tố này có thể hiểu: con người cổ giữ gìn cái gì và sùng bái cái gì.

 

Sự sùng bái cổ không phải là hành động vì ngày lễ long trọng, như xảy ra sau này khi hàng giáo sĩ, một cách đặc biệt, hiếm hoi và tượng trưng mở ra con đường nằm giữa thế giới vật chất và thế giới tinh thần, và bằng điều này đã thánh hóa một số hành động nhất định: thu hoạch, chiến tranh, lễ cưới, lên ngôi.

Sự sùng bái cổ là một ý thức phổ quát thấm vào từng tế bào đời sống, để tất cả mọi người nhân danh mọi người luôn luôn hành động, để thực hiện những sức mạnh tinh thần bằng hành động, bởi vậy tất cả mọi hành động cần thánh hóa, bởi vì nếu không như vậy những hành động chưa thánh hóa sẽ tràn ngập thế gian. Giống như sau này khi ý thức của sự sùng bái bị đánh mất, đúng là các sức mạnh tăm tối vô thần tràn ngập thế gian.

 

Con người lịch sử cho rằng, khi người đàn bà da đỏ quỳ trước cái sọt và cầu khẩn, là sự mê tín và vớ vẩn. Sự cầu khẩn với cái sọt không phải sự mê tín mà là sự sùng bái. Sự sùng bái là một hoạt động siêu việt, là kết quả sau cùng để từ đó con người cũng rung động và sụp xuống trước tác phẩm của chính mình( tác phẩm của nhân loại phổ quát) và cầu khẩn.

 

Sùng bái là sự duy trì quá trình thường xuyên mối quan hệ giữa hiện thực tinh thần và vật chất, là thông tin của các sức mạnh thượng đế với thế gian. Chính vì thế sùng bái là sự hoạt động của con người, để từ đó ý đồ tốt thức tỉnh, và từ bên trong của ý đồ tốt đánh thức sự nhận biết tốt.

Con người bằng  hoạt động,  quay trở về với vị trí tinh thần cổ xưa đã bị đánh mất bởi quá trình vật chất hóa; nhưng không phải con người cá nhân quay trở lại, mà là nhân loại phổ quát. Sùng bái không phải một hoạt động sau này rất họa hoằn được thánh hóa; sùng bái ở mức độ cổ chỉ có thế này: một hoạt động thiêng không đứt đoạn.

 

Tất cả các hoạt động của con người, không có ngoại lệ, đều đã từng thánh linh hóa, đã từng thiêng liêng, bởi con người cổ biết rằng, lửa trời của tinh thần phản chiếu vào thế gian thông qua các hành động.

 

5.

 

Một người, để hiểu được hoàn toàn nền văn hóa cổ, cần phải đánh giá lại hoàn toàn các giá trị.

 

Đánh giá lại chỉ có nghĩa như sau: lộn ngược cách suy nghĩ của con người lịch sử.

 

Con người lịch sử đặt thế giới vật chất, đặt cái TÔI của thế giới vật chất thành trọng tâm, và mong muốn sắp đặt toàn bộ thế gian để phục vụ cho cái TÔI vật chất này. Tinh thần, linh hồn, tri thức cần phục vụ cho nó, đất cần cung cấp cho nó, đồng cỏ cần nở hoa cho nó, các ngôi sao cần sáng cho nó. Toàn bộ thế gian vũ trụ là chiến lợi phẩm vĩ đại, để con người muốn làm gì thì làm, để ăn tươi nuốt sống, coi thế gian là vật làm lợi cho mình.

Có thể nhận ra nhân loại cổ từ một câu nói duy nhất.

 

Sự xuất hiện Kinh Dịch được ghi chép như sau:” Các nhà thông thái thiêng liêng của thời cổ đã làm ra Kinh Dịch để các thần linh ánh sáng bằng một sự bí ẩn tìm ra cách bói bằng cỏ thi.”

 

Còn những cuốn sách khác nói: Kinh Dịch ra đời để giúp các vị thần linh ánh sáng tìm ra sự tính toán; giúp các vị thần linh  ánh sáng để đan cái sọt bằng cành liễu.

 

Trọng tâm ở đây không phải con người sống trong thế giới vật chất. Trọng tâm ở đây là một tinh thần không tên, hoặc là một vị thần hoặc là một tư tưởng, mà Kinh Dịch gọi là các thần linh ánh sáng, hoặc ở các cuốn sách khác gọi là tinh thần hoặc tư tưởng.

 

Bản thân cái TÔI của con người cũng phục vụ cho các thần linh ánh sáng, và hoạt động của con người làm tăng thêm quyền lực của các thần linh. Nếu con người vật chất coi thế gian là chiến lợi phẩm và bằng hành động của mình, họ đã nâng một thứ lên khỏi thế gian này, cái có tên gọi: Sự hưởng lợi.

 

Nếu con người cổ bằng sự hoạt động của mình giúp đỡ các vị thần ánh sáng, điều đó người ta gọi là: sự sùng bái.

 

Hưởng lợi và chiến lợi phẩm rút ra từ thế giới vật chất: đấy là ý nghĩa và mục đích hành động của nhân loại thời lịch sử.

 

Ý nghĩa của sự sùng kính và của các vị thần ánh sáng, hay của tinh thần, hay dùng từ khác của hiện thực Trời, hay nói đúng hơn: ý nghĩa của sự giúp đỡ của con người đối với các tư tưởng là con người làm cho các vị thần ánh sáng, hay các ý tưởng, tinh thần đẹp đẽ hơn, cao cả hơn, giàu có hơn nở rộ hơn.

 

Sự khác biệt giữa con người cổ và con người lịch sử nằm trong sự khác biệt của việc hưởng lộc và sự sùng kính.

 

Từ sự hưởng lộc cũng nảy ra văn hóa, nhưng thuần túy mang tính chất đồ vật và vật chất bên ngoài. Bởi vì đồ vật trong thời đại lịch sử là hoa quả của hoạt động vô thần, tô điểm thế gian trên bề mặt, nhưng không phục vụ cho các vị thần ánh sáng, cái đẹp của các đồ vật không phản ánh lại từ con người và không nâng con người lên, và thế là con người tiếp tục vô thần.

 

Đây đặc biệt là tai họa của văn hóa con người thời hiện đại: khi tạo dựng một nền văn hóa đồ vật cao, bản thân họ sống trong một số phận dã man.

Một nền văn hóa lớn:”Chỉ xuất phát từ tình yêu thương, không bao giờ từ hoạt động ích kỷ, thiển cận, kiếm lợi.”

Như từ khi sự kiếm lợi ích kỷ dẫn dắt nhân loại, con người không tạo dựng được bất kỳ nền văn hóa nào, chỉ là các công cụ lợi ích để cái TÔI vật chất cướp phá thế gian.

 

Mục đích của sùng kính không phải sự hưởng lợi; sùng kính phục vụ cho ánh sáng; mục đích những hoạt động thiêng liêng của con người cổ là hiện thực hóa các sức mạnh tinh thần, và các sức mạnh tinh thần đã hiện thực hóa không mang lợi đến cho cái TÔI cá nhân, mà thánh thiện hóa cho khắp quả đất và cho nhân loại sự trù phú, thịnh vượng, cho cái đẹp, sự bình yên, hòa bình và sự rạng rỡ.

 

Sự phục vụ của con người cổ bí ẩn và không nắm bắt được. Không ai có thể nói, cái gì là quy luật của hoạt động thánh thiện hóa. Không ai có thể sắp đặt nổi các quy tắc của sự phục vụ ánh sáng. Con người, như Kinh Dịch nói: giúp đỡ thần thánh một cách bí ẩn. Không phải giúp bản thân mình: giúp các thần linh.

 Và các sức mạnh thiêng không giữ lại cho  bản thân nó, mà đem phân phát cho trái đất: cho sự tăng trưởng, sự phì nhiêu, sự giàu có, cho hòa bình, cho sự sống đã thánh thiện hóa, cho con người bánh mì, quần áo, nhà cửa, bếp lửa, tư tưởng, cái đẹp và cái sọt đan bằng cành liễu.

 

6.

 

Sự sùng kính là hoạt động thiêng của việc chăm sóc thế gian vật chất.Và nguồn gốc của sự canh tác đất đai không phải là con người chia chác cướp bóc đất mùa màng giống như những con thú hoang đói khát, mà là gieo hạt lúa dành cho tổ tiên đã chết.

 

Tại Ai cập người ta vẫn nhận ra rất rõ ràng:”Khi con trai của người gieo lúa mạch đen và lúa mỳ, nó làm để nuôi dưỡng người cha cùng với nó”. Tất cả mọi canh tác mùa màng đất đai đều là sự sùng kính, sùng bái, là sự phục vụ, là hoạt động thiêng.

 

Người ta khoanh vùng quanh các ruộng lúa, các nhà thờ và các ngôi mộ. Tại đây con người thực hiện những cử chỉ đầu tiên của sự sùng bái, khi” phủ các hạt bằng đất”. Đây là hành động đầu tiên của sự chăm sóc. Và lúa mỳ khi chín, không phải để mang ra chợ và trở thành vật mua bán; lúa mỳ là của tổ tiên đã chết.

 

Con người, khi xay lúa và làm bánh mỳ, họ sống bằng tặng vật của những người đã mất. Tất cả mọi hạt lúa đều của tổ tiên. Và của những người đã mất, của thượng đế, từng đã là của tổ tiên những rượu, vải vóc, cây, hoa quả, thịt.

 

Tục quán của sự hiến dâng, vẫn còn đọng trên ngưỡng cửa của thời lịch sử, nhưng chỉ là một kỷ niệm mờ nhạt của đời sống cổ: khi người ta dâng phần bên trong những sản phẩm của đất cho các vị thần linh, hoặc khi ăn, trước tiên người ta mời các vị thần linh nếm thức ăn trước.

 

Sau này, trong thời lịch sử, hoặc còn muộn hơn nữa, ngày nay, người ta cho rằng không có gì ngớ ngẩn hơn việc dâng hiến cho các vị thần lúa gạo đã thu hoạch hoặc rượu đã ủ. Ý nghĩa siêu hình của hoạt động con người đã biến đổi hoặc khác hẳn: con người không bao giờ phục vụ nữa mà đi cướp. Trọng tâm không phải sự nở hoa của thế gian nữa mà là sự hưởng lợi của cái TÔI vật chất.

 

Sự sùng bái bị đánh mất, thay thế vào đó là một biển cả những đồ vật được tạo dựng từ sự vô thần, cái được đặt tên là văn hóa, không hiểu tại sao. Sự sùng bái, sùng kính là hoạt động thiêng của sự chăm sóc thiên nhiên vật chất; còn cái gọi là văn hóa ngày nay là sự bóc lột thiên nhiên vật chất để hưởng lợi cho cái TÔI.

 

Cuốn sách Brihadáranyaka-upanisad còn viết về thời gian khi Dzsanasruti, một người Bà la môn xây những quán trọ bên đường để tiếp đón khách tha phương, để khách: ”hãy ăn thật nhiều thức ăn của tôi”. „Thức ăn chính là bản thân người Bà la môn”-kinh Veda nói. Tất cả các dân tộc đều biết đến nữ thần giữ đồ ăn: Ceres, Demeter, Annapurna, hay như người Mexico nói: Kenteotl, có nghĩa là:” nữ thần giàu có của hạt giống”.

 

Có thể nói thanh kiếm, lá chắn, ngọn thương, thực ra là những công cụ bái vật: tượng trưng cho sự cai trị của tinh thần, cho sức mạnh của đàn ông.Có thể nói các vật dụng gia đình của con người trong hình dáng cổ và trong nguồn gốc đều là những bái vật, là tặng phẩm của các thần linh, là các công cụ tượng trưng, như cái sọt của người đàn bà da đỏ, mà người đan chỉ tặng cho những ai khéo tay, và người da đỏ đan cho dân tộc của họ.

 

Có thể nói những hoạt động của con người, của linh mục, quân nhân, tòa án, người làm ruộng, thương nhân, nghệ sĩ, nhà giáo, nhưng trước tiên hoạt động của nhà vua thống trị đã từng là bái vật gì trong thời cổ, hay nói cách khác là sự phục vụ của nhân loại phổ quát và thiên nhiên, là sự hoạt động thiêng liêng.

Rồi trang phục, công việc làm vườn, chăn nuôi gia súc, làm bánh mỳ, sự tắm rửa, sự đón tiếp khách, chữa bệnh, viết chữ, làm đồ gốm, dệt vải, nấu nướng: đều là bái vật, bởi con người bằng hành động, thông qua hành động, làm sống lại tinh thần sống động phản chiếu trong thiên nhiên vật chất và sức mạnh thượng đế.

 

Sau khi đã hiểu ý nghĩa siêu hình của sự hoạt động thì việc giải thích cụ thể các phần trên là thừa. Sự sùng kính, sùng bái là hành động thánh thiện hóa khi con người nhân danh nhân loại phổ quát tiếp tục vì cảm hứng của nhân gian, như công cụ của các sức mạnh tinh thần và của các thần linh.

Hoạt động vì lợi ích ích kỷ và cá nhân của con người lịch sử đã đánh mất bản chất thiêng của nó: lao động trở nên tăm tối, vô thần, cay đắng, nặng nhọc, và đáng nguyền rủa. Lao động trong thời cổ thực ra bị cấm, chỉ những kẻ không trong sạch, vô thần sử dụng đến.

 

Không được phép bất cứ cái gì con người làm chỉ dành cho bản thân.” Người nào chỉ nấu cho riêng bản thân mình- Manu nói-là đang theo đuổi một hoạt động bị cấm.” Trong lao động, hoạt động đánh mất ý nghĩa đích thực của hành động, bởi trong lao động tinh thần không được hiện thực hóa. Con người ham lợi, thèm chiến lợi phẩm, và nó nhận được, nhưng bằng cái giá phải trả: ánh sáng thiêng của sự hoạt động biến mất.

 

Đấy là ý nghĩa của truyện cổ tích về người đàn bà da đỏ đan sọt./.

 

( Budapest. 2012-06-14)

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2411
Ngày đăng: 17.06.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tìm-Hiểu Lí-Thuyết Fê-Bình Trong Xã-Hội Và Chính-Trị - Nguyễn Quỳnh USA
Bàn Về Vẻ-Đẹp Và Nét-Sáng-Tạo Của Những Vật Tầm-Thường - Nguyễn Quỳnh USA
Văn Hóa Cổ Và Văn Hóa Thời Hiện Đại - Nguyễn Hồng Nhung
Người Đàn Bà - Nguyễn Hồng Nhung
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh - Nguyễn Quỳnh USA
Các Bến Đỗ Của Sự Sống Con Người - Nguyễn Hồng Nhung
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Tác Phẩm Cuộc Đời - Nguyễn Hồng Nhung
Tự thân có phải là nền tảng cho chân lý hay không? - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)