Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
451
115.871.562
 
Sự cô đơn của cá nhân và linh hồn
Nguyễn Hồng Nhung

 

 

( Như nhiều văn bản thiêng đã viết, từng xảy ra cái người ta( gọi là) sự”thất bại” của linh hồn. Tia lửa Thượng Đế sau một quá trình phát triển lâu dài biến thành một linh hồn sống, học cách cùng Tinh Thần thử hoạt động trong lĩnh vực thứ bảy của vũ trụ. Năng lượng rung của lĩnh vực này phù hợp với nhân loại ngày nay. Còn độ rung của sáu lĩnh vực vũ trụ khác cao hơn, bởi vậy nó tạo ra trường phát triển của những đợt sóng đời sống đi trước con người khá xa. Nhưng đến một ngày, trong tấm áo linh hồn mới, nhân loại của chúng ta cũng sẽ đạt tới những lĩnh vực này một cách vinh quang.)


Truyền thuyết  về hoa Thủy Tiên cho rằng con người nhận ra hình ảnh Thượng Đế của mình trong nước vĩnh cửu ( trong các sức mạnh đời sống Vũ Trụ -Thượng Đế), nên con người hiến dâng mình cho hình ảnh ấy và tan hòa vào đó. Nhưng cũng theo một ý nghĩa khác của truyền thuyết này, linh hồn  đã quá gắn bó với thân xác mỹ lệ  biểu hiện trong vật chất, bởi vậy linh hồn đã rời xa hình ảnh Tinh Thần cổ. Và thế là  dáng hình ánh sáng của nó mờ nhạt dần và sau cùng biến mất.

Đấy là khi ta bàn tới sự cô đơn của cá nhân và của linh hồn”thất bại”.

Cá nhân con người ở bất kỳ độ tuổi nào và ở bất kỳ nơi đâu cũng đều kinh nghiệm được sự cô đơn,  điều này bắt đầu khi đứa trẻ mới sinh cất tiếng khóc, khi người mẹ lại nghĩ rằng hãy để nó kêu khóc một chút cũng chẳng sao, bởi sau cùng nó sẽ mệt, sẽ nín và sẽ ngủ. Điều này cũng phù hợp với một quan điểm biện bạch khác: đôi khi tiếng than khóc có lợi cho sự phát triển của phổi.

Trong phút giây như vậy, con người, ngay khi chỉ mới là đứa trẻ sơ sinh đã cảm thấy  mình cô độc và bị bỏ rơi, bởi  nó đòi hỏi sự quan tâm vì một lý do nào đó nhưng không được đáp ứng. Bởi vậy có lẽ  trẻ sơ sinh cảm thấy an toàn nhất khi được bọc trong khăn ấm nằm trong vòng tay ôm của người mẹ hoặc người cha.

Đứa trẻ  lớn dần, cũng  cảm thấy rất đơn độc khi người khác không hiểu nó. Cả thời thanh niên  cũng như  trong quá trình trở thành  người lớn, con người suốt cuộc đời đều trải qua và có đầy kinh nghiệm  về những giây phút  đơn độc. Biết bao nhiêu lần, một người lớn tựa cửa sổ nhìn ra, chỉ hòng mong một người nào đó đến thăm, đến chơi với mình!

Nhưng:  khi nào bắt đầu sự cô đơn của Linh Hồn, và điều ấy có ý nghĩa gì?

 Linh hồn luôn cảm thấy những nỗi cô đơn lớn khi nó trải qua các giai đoạn đời sống, bởi nó đã bị đứt đoạn với Tinh Thần, với khả năng tạo dựng của vũ trụ.  Khi thiếu thốn sự phù hợp, con người-ánh sáng của nó bị tan rã, giống như nó đã bỏ lại một tiểu vũ trụ thiếu linh hồn.

Đây là một hiện tượng cực kỳ bi thảm. Cái gì xảy ra sau đó? Trên nền tảng cứu vớt của một kế hoạch Vũ trụ-Thượng đế vô hình  xuất hiện (cái gọi là) tính cách cá nhân,  lưu tâm đến vị trí thất bại của „con người-ánh sáng”. Tính cách cá nhân- trong một khoảnh khắc của linh hồn- có khả năng nhận ra sự cô đơn của linh hồn và đáp vấn trả lại. Rồi, cả hai hỗ trợ hoạt động cùng  nhau, cùng tìm kiếm mối quan hệ liên quan đến Tinh Thần  mà linh hồn đã đánh mất ở một thời xa xăm nào đó.

Cái cá nhân- một tính cách cá nhân –thay thế con người-ánh sáng, nhận lấy những nhiệm vụ quan trọng  trong sự phát triển. Tình thương yêu Thượng Đế (cái Toàn Thể) một lần nữa vẫy gọi linh hồn hãy quay trở lại với Tinh Thần. Nhưng, linh hồn chỉ để ý tới bản thân nó và bị ràng buộc chặt chẽ với thể xác vật chất trần thế của nó.

Mối quan hệ giữa linh hồn và tinh thần ban đầu cần bị gián đoạn. Sau nhiều kinh nghiệm và nhiều nỗi đau khổ đi kèm theo quá trình thu thập kinh nghiệm này, linh hồn sẽ đạt tới một điểm, nơi mạch tìm trào dâng từ huyết quản  để nhào nặn nó trong nhu cầu cô đơn.

Giờ đây linh hồn đã biết quay về với Tinh Thần cội nguồn của mình. Giờ đây nó không còn thèm khát trần thế nữa, mà khao khát một trường đời sống khác. Nó khao khát mạnh mẽ được hướng tới Tinh Thần- sự sáng sủa, sự tỉnh táo cội nguồn. Và bằng khát vọng này một quá trình thanh tẩy bắt đầu, một con đường dẫn đến việc chữa lành bệnh.

Cá nhân, sau tất cả những điều trên sẽ cùng linh hồn tiến bước trên con đường chuyển hóa, và cùng nhận thấy, chúng cần đồng thanh hợp tác như thế nào trong sự phát triển. Khi đó xuất hiện một nỗ lực đòi hỏi khủng khiếp nhất : hãy hiến dâng bản thân. Đây là một lộ trình được chờ đợi để xem xem con người rốt cuộc sẽ làm gì cho chính bản thân mình.

Nếu linh hồn quay về với Tinh Thần, khi đó một quá trình đời sống hoàn toàn mới sẽ được thực hiện. Hệ quả đặc biệt của quá trình này: những sức mạnh của những tầng cao hơn của linh hồn sẽ chiếu sáng những dạng hình cơ thể tinh tế hơn của con người, và thế là sự giác ngộ dần dần tăng lên, sau cùng xu hướng chỉ chú ý  đến cái Tôi sẽ giải tỏa. Từ lúc đó một ý thức, một nhận thức mới  hình thành trong linh hồn sẽ trở thành điểm quyết định đời sống của cá nhân.

Nếu Tinh Thần và linh hồn trở thành một, từ sự  hợp tác hoạt động này dường như  một sinh linh mới bỗng được tự do: đây là con người-ánh sáng, một kẻ vẫn luôn luôn ở đó nhưng giờ đây mới tỏa sáng trở lại. Con người cũ của cá nhân  vẫn dự phần vào ý thức mới của linh hồn trong một thời gian ngắn,  cái mà chúng ta hay gọi là ý thức -tinh thần-linh hồn riêng rẽ, nhưng sau cùng ý thức này sẽ tan hòa hoàn toàn vào con người mới.

Người ta hay coi sự dâng hiến con người cũ này là phần thưởng đạt được của một cá nhân chuyển hóa. Hermes đặt tên mối quan hệ tinh thần này là” lộ phí của cuộc đua”! Và ý thức mới tiếp tục tồn tại trong con người cá nhân mới.

Khi: Từ bỏ sự tỉnh táo?

Sự cô đơn của cá nhân đi trên con đường này mang một tính chất hoàn toàn khác. Tất cả mọi người đều khác nhau, và đều đi trên con đường riêng của họ. Tất cả mọi người đều trải qua con đường này một cách khác nhau, bởi vậy họ có thể rất cô đơn.

Họ trải qua niềm vui kiếm tìm trong buổi ban đầu của quá trình này, để sau rốt hiểu ra ý nghĩa của đời sống của mình. Họ bắt đầu quá trình này bằng sự dâng hiến hoàn toàn, nhưng chẳng mấy chốc họ đứng trước những sự kiện khiến họ chưa thể đánh giá hết các hậu quả của nó. Rất có thể điều này chống lại họ và họ rút lui ra khỏi mọi phước lành của ánh sáng và rơi trở lại sự cô độc.

Hoặc họ gặp thử thách trên đường, như thể ánh sáng- sự tỉnh táo  không còn đến với họ nữa. Một lần nữa họ muốn được tắm trong ánh sáng và kinh nghiệm bản thân từ bên trong, nhưng dường như ánh sáng này lẩn tránh họ, và họ lại cảm thấy đơn độc và bị bỏ rơi.

Sự thử thách này có nghĩa như sau: phải chăng ta đi trên con đường mòn này chỉ vì niềm hạnh phúc và sự tăng trưởng riêng tư, hay ta chịu mọi thử thách để giải thoát linh hồn ta khỏi sự cầm tù trần thế? Nếu nhận biết rõ về tất cả những điều này, lúc đó linh hồn sẽ có lợi thế: trung thành ở lại với con đường đã chọn.

Tiếp tục tiến bước trên đường, con người sẽ đến một ngã ba, nơi chẳng có ai giúp đỡ. Không bảng chỉ đường, cần một mình lựa chọn, đấy là nỗi cô đơn không gì tả xiết. Tượng trưng cho trạng thái cô đơn này là hình ảnh Chúa Jezus trong sa mạc.

Và sự thử thách này không bao giờ tránh khỏi đối với một kẻ học trò đi trên con đường mòn. Nhưng con đường này không chỉ có sự cô đơn thuần túy và vô tận. Rất nhiều khi niềm hạnh phúc, và những khoảnh khắc tuyệt vời bất chợt ập tới. Một con đường tràn ngập niềm vui từ những đỉnh cao và vực sâu của kinh nghiệm. Vì khát vọng giải thoát, cần thiết có sự cô đơn.

Đây chính là ý nghĩa tượng trưng của Patmos, hòn đảo của sự cô đơn.

Khi thánh Pál (Phaulo) cập bến Patmos, như trong chương đầu tiên của sách Khải Huyền đã viết, con đường hành hương của ngài gần như chấm dứt. Ở đó con người - ánh sáng cội nguồn, đứa con của Tinh Thần và Linh hồn hiện ra trước ngài.

Sau một thời kỳ hầu như không có sự kết thúc, con người mới một lần nữa lại trở lại vị trí của nó trong vũ trụ.

Huyền thoại – Patmos:

„Chỉ có một cánh cửa duy nhất mở ra trước mặt chúng ta con đường đi đến trật tự của Thượng Đế. Chỉ có một cách chúng ta đến được với những huyền thoại bí ẩn của Chúa. Và cũng duy nhất chúng ta chỉ có một khả năng để hiểu xuyên thấu huyền thoại của cuốn sách Khải Huyền. Đấy là Patmos, chìa khóa của một đời sống mới. Patmos là một hòn đảo đầy đá, lạnh lẽo và hoang vu. Đấy là nơi để đầy ải trong thời cổ. Bởi vậy nó là hình ảnh tượng trưng cho trạng thái về mặt vật chất lẫn tinh thần của người học trò bước sang giai đoạn phát triển chín muồi. Patmos thể hiện sự khắc nghiệt lớn cùng sự thanh tẩy trải qua một sa mạc trần trụi để con người có thể kinh nghiệm một  con đường dẫn đến đời sống thực chất. Patmos thể hiện điều sau: „ Dù nó vẫn ở lại thế gian, nhưng nó không còn trở thành con người thế gian nữa.” Những quyền lực và sức mạnh của trật tự tự nhiên trần thế vẫn xuất hiện chống lại kẻ hành hương, và thử tìm cách đày ải nó, trong khi con người muốn phụng sự một vương quốc cao xa hơn bằng nỗ lực thể hiện hết mọi khả năng tinh thần của nó.

Tại Patmos tất cả những kẻ hành hương gặp nhau bởi sự chung thủy trước sau với „ Lời của Thượng Đế và bằng chứng về Chúa” Trong cuộc đời của tất cả những kẻ hành hương sẽ đạt đến một khoảnh khắc nó cảm thấy nó biến thành kẻ xa lạ trong thiên nhiên, sau đó bị coi là kẻ thù địch, và giống như với Chúa của nó, nó bị” đẩy vào giữa những bàn tay bạo tàn”

Giờ đây chỉ còn Patmos dành cho nó. Một hiện thực lạnh lẽo và cứng rắn như đá hiện ra trước mặt nó. Một cuộc đời mới bắt đầu gắn chặt với nó, như nước thủy triều dâng lên, khiến nó không chỉ  trở thành bạn đồng hành của đau khổ, mà còn là bạn trong một vương quốc huy hoàng xa xôi. (Sách Khải huyền.1,9).  Từ bên trong con người nó, sự thánh thiện và minh triết nở bừng như một đóa hoa hồng phục sinh.

 

Nguyễn Hồng Nhung sưu tầm và dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

( Budapest. 2016. január 13.)

 

(Bản dịch này tặng cho tất cả những ai đang đi tìm chính bản thân mình- NHN)




 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2357
Ngày đăng: 19.01.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Sự trổi dậy của chủ nghĩa hiện thực giữa Thiên Đường và Địa Ngục. - Võ Công Liêm
Bàn tay nhỏ dưới mưa-một cách nhìn mới về thế giới hiện đại của Trương Văn Dân - Từ Sâm
200 tác giả, 8 thế hệ: Phê bình thơ Việt hậu Đổi mới - Đỗ Quyên
Đọc lại một số thi phẩm của Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - Phan Thành Khương
Đọc một bài thơ như thế nào - Nguyễn Đức Tùng
Nghi án về Bóng Giai Nhân vẫn còn đó - Lâm Bích Thủy
Người rêu ( đọc tập truyện ngăn của Dương Kỳ Anh – NXB Văn học 2014) * - Yến Nhi
Thơ là cái đẹp đi lầm lũi trong im lặng Hay : 100 năm với nhà thơ của Bến My Lăng - Lâm Bích Thủy
Nỗi niềm "Cố Quốc" và "Gia Hương" trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Phạm Quang Ái
Đọc:"Hương Cô Quạnh của Phan Nguyên" - Nguyễn Hồng Nhung
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)