Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
470
115.868.203
 
Ghi chép Julius 2014
Nguyễn Hồng Nhung

  

Buồn cười, chưa bao giờ ở trong trạng thái”hòa mình” vào sự sống như thế! Một mẩu đời sống bé xíu, như một cuống lá xinh xinh, trôi nhè nhẹ theo dòng nước êm đềm, như vài giọt mưa long lanh rỏ xuống từ mái hiên…

Dù chỉ là đêm. Qua nửa đêm một chút. Cơn mưa sầm sập trước mười hai giờ đêm chỉ còn là những tiếng nước rơi lịch bịch đâu đó, rồi tắt dần, và tất cả bỗng im bặt. Quái lạ thay cho cái khoảnh khắc lặng im hoàn toàn trong đêm ở Việt nam! Rất hiếm, cực kỳ hiếm, khoảnh khắc tất cả ngấm thuốc mê, tất cả tắt lịm vào cơn mê man, không một tiếng động, một âm thanh.

Khoảnh khắc đó dành cho nó. Trước đó, nó đã tỉnh dậy cùng tiếng mưa, và nằm im chờ đợi khoảng khắc này. Chắc chắn sẽ xảy ra, cái giây phút tất cả tắt ngấm, tắt lịm, đứt phựt, như thể chưa xảy ra bất kỳ điều gì, và cùng lúc như thể chỉ giả vờ lặng thinh, bởi sẽ lại nổi lên ngay bây giờ đây, âm thanh, trạng thái, mùi vị, hình hài…

Bởi thế, nó mỉm cười trong đêm. Khi nhỏm dậy, lôi laptop ra và gõ.

Buồn cười, cái trạng thái hoàn toàn thanh thản, hòa mình vào mẩu đời sống bé xíu, một cuống lá xinh xinh, trôi nhè nhẹ theo dòng nước êm đềm này…

Buồn cười vì chưa bao giờ thấy mình trong trạng thái đó.

Nó vẫn nhớ những cơn khắc khoải, những cô độc ghê người, những thổn thức lặng câm, những cồn cào khát khao tìm nguồn đau, trong đêm, trong những cơn sực tỉnh…

Đâu hết rồi ấy nhỉ?

Nó mỉm cười trong đêm.

Rất có thể, vì làn gió ướt đẫm vị mưa đêm len lỏi qua cửa sổ phủ lên đôi vai để trần mát rượi, rất có thể, vì khoảnh khắc đứt phựt mối dây liên kết nối mọi sự vật với nhau này làm nó khoan khoái so sánh với cái chết-sự ra đi (bắt buộc) của những con người- phút này, nó nhìn thấy cái đứt đoạn ấy một cách khoan khoái…

Hay nhỉ?

Phải chăng, đây là nguyên nhân của cảm giác khoảnh khắc này nó đạt tới và hiểu ra:

TOHU, truyền thống truyền khẩu của kinh Kabbala dạy rằng, bản chất của mọi sinh linh được sinh ra nằm trên ba sức mạnh, và sức mạnh ở giữa (muối của các nhà giả kim) là nguyên lý đời sống cơ bản của mọi sinh vật sống.

Con người xuất phát từ NGUYÊN NHÂN CỔ và quay về với NGUYÊN NHÂN CỔ…Sự hình dung hay tiền ảnh về con người là của một tri thức cao hơn- của Thượng đế. Bản chất của nó là sức mạnh và tri thức…

 Sự cứng đặc hóa thụ động của các sinh vật thuần túy chỉ là một biểu hiện trong một quá trình, nó tăng trưởng đến chừng nào không đạt tới điểm quay trở lại của đặc tính. Từ phút ấy trở đi mọi thực thể  sau nguyên lý cơ bản, bắt đầu khát vọng cái từ đó nó ra đi. Theo triết học bí truyền Kabbala toàn bộ các sinh linh đều cần quay trở lại trạng thái cội nguồn của nó.

Bằng toàn bộ sức mạnh mang tác động của chủ nghĩa phổ quát và tình yêu thương một lần nữa các sinh linh tìm lại được sự bất tử bị đánh mất, đạt tới giai đoạn lưỡng tính, và các thống nhất này bằng sự tổng hợp tiếp theo của chúng tan hòa vào cội nguồn.” (2014. július 12.)

Trong đêm Hà nội, đọc Chân Phương. Dưới chân, một cái quạt mở hết cỡ, trên đầu, cái quạt trần thủng thỉnh đảo cánh…Nhập thế giới siêu hình của Lãng tử, người bạn quen thân đã dăm năm mà chưa hề gặp mặt, chưa hề đối diện trực tiếp để ( biết đâu?) phát hiện ra những thích thú ngược đề…

Ô! Chân Phương! Vẫn trầm ngâm cùng anh đấy. Không gian Chân Phương rất khắc khoải, mẩu đời sống không đọa đày mà trĩu nặng suy ngẫm, một giọt nước mưa mát lạnh không chịu lan chảy xuôi theo sống lá, nhất định chỉ đợi tia nắng mặt trời, bốc hơi. Gặp Chân Phương trong đời, như một buổi lững thững dạo chơi trong rừng, bất ngờ gặp những ký hiệu như thế nào đấy khắc trên vách đá, trong câm lặng ngẫm nghĩ bâng quơ…

Rất thích.

 „  Rimbaud gọi nhà thơ là Suprême Savant như phương Đông có chữ Đấng Toàn Giác. Ở đây mở hai dấu ngoặc bỏ hết vào đó thư tịch cổ kim là việc dễ làm. Tôi xin nhắc thêm ý kiến quen thuộc cho rằng thi nhân là miệng lưỡi của Tạo Hóa, và ở đây lại có thể mở dấu ngoặc để nói đôi lời chẳng hạn về kinh Hoa Nghiêm hoặc về sự bất khả tư nghị của thời gian và cái đẹp. Nhưng có thể ai đó bất giác đã thấy trùng điệp những cánh chim…Vào thời đại khủng hoảng tột cùng của hình nhi hạ chỉ có cửa mồm ozone mở hoát họa chăng còn minh giải được ít điều về Tạo Hóa. Cho tôi múa thử ít chiêu siêu-ngữ…, biết đâu sẽ có một bàn tay đơn độc họa theo?

 Tạo Hóa là sự cho và lấy tuyệt đối. Đó là Hình Nhi Thượng và câu thơ Goethe về các đứa con yêu dấu của Tối Cao, cũng chính là thơ ca với cơn mưa hồng hoang, trận hỏa thiêu phán xử cùng hạt cát hóa thân làm kiều nữ. Điều này chỉ những bà mẹ vĩ đại với các người tình hiếm có may ra hiểu được.

 Triết gia thường nói đến chân thiện mỹ ,và phải nhờ các bậc dày nội công như Lý Bạch, Omar Khayam, Valéry kéo tiếp cánh cung để bắn một mũi tên vào cái đích mộng mị này. Con rùa ngôn từ bắt đầu cuộc thi! Trước tiên nó gọi hồn Á Đông trầm mặc, trích dẫn mọi danh nhân, và kết thúc vòng đua sau lưng con thỏ đang nằm tư lự. Đố ai biết tại sao? Và con thỏ muốn gì?

 Nếu người nào cảm thấy máu đang ứa quanh bóng của mình thì coi như đã trúng tên: chất độc đang ngấm vào óc tim vô phương giải cứu ---

                                              KHAI  TỪ

  ai đã vào đêm mê hồn

 nghe tiếng khóc tượng đá triệu năm sau?

 ai quay về tiền kiếp

 nhét vào mộ huyệt tấm gương

  rồi tuyên bố thế gian là đại mộng?

  ai ôm đàn không dây nơi vực thẳm

  song tấu khúc ca vũ trụ?

  ai đóng đinh cái bóng

  ban phép lành cho ánh sáng

  rồi xé vụn quyển thiên thư?

  câu chuyện đó

   ai cũng biết và đã lãng quên

  đá với đại dương

  khúc xương trong lòng trinh nữ

 chờ hoài khoảnh khắc phục sinh

  lời hay blời

  mọi người biết cả

  phần còn lại là cỏ sậy vô tri

  hãy trừ bỏ hai bàn tay

  trong hệ nhị phân của loài khỉ dại

  các con số là điểm tựa khốn cùng

  cho số mệnh không bao giờ trông thấy

   sân khấu hình hài

  một chút khói mây

  đêm thức trắng                  

  bút mực này

  gương mặt kia

   đồng hồ nọ

  hỡi những kẻ rạch nát                                                                                                                 

  tâm can loài chim âm phủ

  sông hằng

  kinh thánh

 đường thi

  đá mặt trời châu mỹ

  chữ viết tượng hình

 hay mẫu tự ấn hi

  mọi niệm khởi xoay vòng loạn trí

  HUYỀN CHI  HỰU HUYỀN

 mở cánh cửa nào đây?”

( CHÂN PHƯƠNG)

(2014. július 17.)

……

Lại ngồi trong nhà mình ở châu Âu. Giờ đây mới có thời gian xem lại video clip quay lại buổi giới thiệu Hamvas Béla ở nxb TT. Xem lại mình, nghe lại những lời mình nói hôm ấy, nhìn thấy mọi người, nghe mọi người nói, hay thật, như thể xem một cuộn phim về ai!

(http://www.youtube.com/watch?v=sDgaU2rR1VU)

Ở Hà nội có một ông thày bói NHN quen đã khá lâu, lần nào có dịp, nó đều đảo qua nhà ông, chẳng bao giờ hẹn trước. Lúc thì đi một mình, lúc rủ thêm một ai đấy. Để cả bọn bước vào nhà, ngồi thụp xuống chiếu, nhìn ông hý hoáy viết những điều mọi người vừa nói ra vào một cuốn vở nhàu nát, rồi có thể vài hôm sau, theo lời hẹn của ông, cả bọn lại đến, lại ngồi thụp xuống chiếu, bâng quơ ngắm mấy con cá vàng trong bể đặt gần đấy, chờ đợi lúc ông cất tiếng: Này, ghi đi nhá, tôi không nhớ tôi nói gì đâu đấy nhá, sau đấy đừng có mà hỏi!

Xem lại đoạn băng giới thiệu sách Hamvas Béla ở Việt nam, có cảm tưởng mình cũng như ông thày bói nọ, nói xong là quên hết, quên trọn vẹn, quên tuyệt đối! Và không chỉ một lần. Có những ba buổi nói chuyện như thế. Tuy chỉ được xem lại một lần, vì những buổi sau không ghi hình. Nhưng cũng thế mà thôi…hihihi…ai nói có quan trọng đâu, quan trọng là những điều đã gim vào đầu người nghe.

  Kinh Thánh viết:” Ta không sống mà Thượng đế sống trong ta.”

Ôi, ta chỉ là một kênh trung chuyển những điều Thượng đế”phán” mà thôi.

Ngấm ý tưởng này của Kinh Thánh, mới hiểu hết những ý kiến này nọ của người nghe. Thực ra, ai cũng ĐỦ cho chính họ, với đúng trình độ nhận thức của họ, trong bối cảnh sống vừa cụ thể, vừa”không lý giải nổi” của họ, nên NHN luôn luôn lơ đễnh vì thế.

Nó nói, nghe mọi người không phải để bàn cãi, tranh luận đúng sai, nó lơ đễnh trong chính nó, khi vừa thể hiện, vừa nhận xét, vừa phán đoán. Ai bực với sự thẳng thắn của nó là thừa, bởi nó chỉ SỐNG trong từng giây phút vừa thể hiện, vừa nhận xét, vừa phán đoán ấy, như thể Ta chỉ lúc ấy mới phát hiện ra chính Ta. Nó sẽ quên hết mọi sự trong giây lát, hay nói cách khác, gọi tên sự vật ra xong, nó lập tức bận bịu với những ý tưởng khác ập đến trong đầu.

Thế mà có những người hiểu những giây phút”xuất thần” ấy đấy! Những người bạn mới của NHN trong lần về nước đầy”biến cố” này. Những người bạn MỚI TOANH  có một vài điểm chung giống nhau: rất nhiệt huyết với công việc họ đang làm, rất trăn trở (và mơ mộng)  kiếm tìm một cách tiếp cận mới mẻ đời sống, lập tức hiểu ra ngay những khái niệm và nội dung của đời sống tinh thần người. Bởi vì họ đều đã đạt được một cái gì đấy trong sự hiện thực hóa bản thân. Đấy mới là điều đáng nói nhất. Đấy mới là lý do duy nhất để „ họ hàng tinh thần đã gặp nhau rồi, không bao giờ tách xa nhau được nữa.”

Những người bạn mới toanh này xuất hiện cứ như muốn chứng minh cho NHN biết: trong mọi cái dở đều có cái hay (minden rosszban van valami jó- thành ngữ Hung), trong cái nền văn hóa NỔ (không thể tránh khỏi của chủ nghĩa toàn trị)  vẫn tiềm ẩn những nhân tố tích cực, bí ẩn làm sao những niềm vui dai dẳng và bất chấp trong đời sống nháo nhào ở quê nhà.

Bác Hamvas Béla mang lại niềm vui gặp gỡ cho tất cả mọi người qua tiếng Việt. Hình như ai nấy nghe nói chuyện xong đều muốn hiểu lẫn nhau nhiều hơn, muốn quen biết nhau kỹ hơn. Có thể, như Charon Wiktor đã viết: trong một không gian nhiều dimenzio, con người mở hơn.  

Các bạn ơi, hãy hiện thực hóa bản thân tiếp tục nhé.

Tạm biệt những ngày vui trong „mùa hè Hamvas Béla” này, biết đâu niềm vui sẽ nhân nhiều hơn nữa, khi dịch xong hoàn toàn Minh Triết Thiêng Liêng?

 

(Budapest. 2014.07.22)

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2551
Ngày đăng: 04.08.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cuốn Đại chiến Thế giới 1914 - 1918 - Vũ Anh Tuấn
Ghi chép MÁJUS - 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Bên dòng cổ chiên tụng bài Kinh Phật - Mặc Phương Tử
Ghi chép ÁPRILIS - Tháng Tư 2104 - Nguyễn Hồng Nhung
Động lực nào khiến Tôi ham tìm và giới thiệu những Cổ thư cả trăm năm tuổi của các tác giả Đông Dương viết về Việt Nam? - Vũ Anh Tuấn
Theo mây đi Cùng mây về. - Mặc Phương Tử
Ghi chép MÁRCIUS –Tháng Ba 2014 - Nguyễn Hồng Nhung
Rồi, những ngày sau đó trên quê hương - Lâm Bích Thủy
Trở lại cố hương! - Lâm Bích Thủy
Gửi hồn ra Đông Hải - Văn Thành Lê
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)