Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
359
115.863.624
 
Lại ngạc nhiên với Chân Phương
Nguyễn Hồng Nhung

                                              

 

Nhớ lần đầu tiên ngạc nhiên khi đọc thơ Chân Phương cách đây năm năm.

 Oh! đã năm năm Nguyễn Hồng Nhung có một người bạn…chưa bao giờ nhìn thấy, chưa bao giờ gặp ngoài đời, đích thị BẠN TINH THẦN rồi lãng tử ơi!

Nhớ hồi đó, sau những „A!” „Ơ!” „Sao hay thế nhỉ?” „Quái?”…mỗi khi đọc thơ Chân Phương  là (chỉ muốn)  lập tức ngồi xuống bấm phím  (tuôn dòng) những lời bình luận thơ anh. Hình như  phân tích nỗi ngạc nhiên, lòng thán phục của mình thì đúng hơn.  Và, mỗi một bài viết là một góc độ khám phá mới, lúc nào cũng mới, vì chẳng thể nào biết trước anh sẽ viết cái gì.

Kỳ quá! nỗi ngạc nhiên lên cứ tiếp tục tăng lên  (chắc đến điểm đỉnh)  khi ( tự dưng) quyết lộn ngược trở lại đọc những bài…ngày xửa ngày xưa Chân Phương viết (thuở mình chửa quen nhau!)- như thể để tự giải quyết những thắc mắc riêng mình, như thể lân la (thấy người sang bắt quàng làm họ ), như thể muốn „giải mã”  một cái gì đó cứ làm mình tấm tức chưa hiểu hết.

Thuở đó, nhớ điều mình trầm trồ khâm phục mãi là cách dùng từ, và toàn bộ tiếng Việt trong thơ của chàng. Tiếng Việt khi ở trạng thái Đau của Chân Phương hết sức đặc thù, mang một vẻ đẹp quằn quại, nhưng không đau đớn, mà buốt, trái hẳn nỗi đau sâu thẳm nhưng vẫn dịu dàng của ngôn ngữ thơ Diễm Châu. Vẫn cứ phải nói đến hai người này với nhau, vì họ có một cái gì đấy chung, hình như đấy là chất Mỹ Học Đen của thời đại chúng ta sống, của nước Việt nam chiến tranh trong từng trái tim Việt. Thi ca của cả hai mang lại cho ta những đêm đọc nhức nhối.

Nhất là đọc Thơ Chuồng Thú của Chân Phương. Riêng những bài thơ về Đau của anh là những bài tả cái THÂN PHẬN của tinh thần  Việt nam những năm sau chiến tranh sát nhất, đúng nhất. Dấu ấn chính trị của thời đại trong các bài thơ của anh hiện lên như những mô tả toàn diện về công cụ của cái Ác, mà Chân Phương nói không quanh co, chồng chèo lên nhau,  bằng chất nghệ sĩ tài ba (ví dụ) bằng lối ẩn dụ đặc biệt trong thơ Chân Phương, anh gọi thẳng tên sự vật sự việc vô cùng chính xác, tuy rất…siêu hình. Thế giới đích thực của thơ Chân Phương phải siêu hình mới …đủ tầm diễn tả thì phải.

Những bài thơ tình, những bài mang tính chất tự sự, hoặc thuần túy chỉ là một nét phác họa tâm tư xuyên qua chân dung cảnh vật thiên nhiên, chân dung người, đàn bà…của Chân Phương lại khác hẳn, vô cùng lãng đãng, vô cùng mơ màng, theo kiểu rất…đàn ông, cứ ngông nghênh, ngạo nghễ, đến mức phải gọi anh là…Lãng Tử (cho đã cơn nghiền!).

Năm năm  (quen biết) thơ Chân Phương,  những cơn bồng bột (lồng) cảm xúc bất chợt của mình vào những phát hiện  lý thú khi đọc thơ anh ( đôi khi như những tiếng reo, như vài lời chòng ghẹo, trêu chọc) của linh hồn (cũng bốc đồng chả kém gì hành động của thể xác) hình như đã…từ từ lắng xuống. Bằng chứng là chỉ đôi khi mới hứng lên (như hôm nay) viết về nhau, dù vẫn đọc anh thường xuyên, vẫn thích thú, vẫn suy ngẫm.

Hình như bạn Tinh Thần ( của nhau) là ẩn nhau càng kỹ càng tốt sau một thời gian quen dài dài? Dù sự đòi hỏi tinh thần từ nhau ngày càng cao hơn? Không thể biết- chỉ biết rằng đòi hỏi này là có thật, tuy nó rất…vô hình. Vì nó cũng là nhu cầu của chính mình, một mong ước nghiêm túc muốn giữ tình thương mến cho nhau mãi, vì vẫn muốn vui cùng nhau,

đúng không anh Chân Phương?

Thế là: hôm nay lại được đọc mấy bài thơ rất hay của anh. Lại vẫn thứ ngôn ngữ thơ vô cùng súc tích, vô cùng chắt lọc, nhưng đầy âm thanh, ngữ điệu uyển chuyển, tải những tâm trạng người sống động một cách kỳ lạ, vừa như thể có thật vừa không có gì, trong khi mức độ nhận thức và truyền tải tinh thần, cảm xúc, ấn tượng về Đời của tác giả làm…tan tác tâm trí kẻ đọc. Đặc biệt, trong một bài chỉ bằng vài nét phác họa (lại ẩn dụ độc đáo) quê nhà hiện ra chính xác đến nỗi kẻ nào có định giở thói ngụy biện quen thuộc ra để quên đi một tiếng thở dài, ắt phút này sẽ… ngẩn ngơ im lặng.

Và phát hiện thêm điều mới mẻ: mình ưa thích và (cảm) được thơ Chân Phương có lẽ vì mức độ thể hiện tiếng mẹ đẻ của thơ Chân Phương điêu luyện quá. Tiếng mẹ đẻ không cần học, chỉ cần „làm quen” với nó ở tất cả mọi tầng có thể có của sức sống người, tinh thần người. Tiếng mẹ đẻ trong thơ người bạn tinh thần này là món quà quý giá ta nhận được trong kiếp này, kiếp làm một người dân Việt chăng? 

Lãng tử ơi! xin chúc mừng anh!

 

  1. KHÔNG  LỜI  

 bài thơ còn dở dang

             chương khảo luận mới bắt đầu

                                   cuốn sách dịch chưa xong

trong căn phòng trống

máy chữ độc thoại với sự nhàm chán

*

phất phơ lá cờ ngã tính

trên hoang đảo mưa mù

mộng mị cùng ảo giác mở đôi tròng lòa

thăm thẳm địa dư ngoài trí nhớ

*

 mở trang khảo luận nơi chân trời tưởng tượng –                        

 dịch tiếp cuốn sách sang ngoại ngữ cá chim –

 hiệu đính bài thơ bằng màu sắc thiên nhiên và âm thanh sóng biển -

*

cắt ngang đường kính của im lặng

                    nơi thần trí giao thoa với hiện tượng

                                         lũ chữ bơ vơ lại  nhào lộn đu bay

 

  1. DÉJÀ VU* BLUES

nửa tỉnh nửa say

rời quán

chẳng còn chi trong các tấm gương ký ức

                                            biển là thị giác vắng tanh

*

sóng thất nghiệp lang thang

sóng uể oải tấp vào tháng năm lưu lạc

dọc các bờ mép của quạnh hiu

cát sạn lăn theo gót chân gió hoang đàng

mi bật cười khan

sơ huyền trên bãi cạn

tháng chín hạ màn

*

giữa rừng úa đồng khô

tháng Mười biếng nhác hiện ra

thời tiết xoay theo cơn trốt

                   giấy trắng

                                          lá vàng

mi bất chợt lẩm bẩm

một câu vô nghĩa

                             SÁNG MAI MẶT TRỜI LẠI MỌC !

* (déjà vu trong tiếng Pháp nghĩa là thấy rồi, biết rồi, chán ngấy rồi.)

 

  1. QUÊ  HƯƠNG

chủ nghĩa lãng mạn của mớ lá úa tiếp tục

ngụy trang khoảng trống mốc meo dưới vòm sọ

rời đám mây lang thang vô nghĩa

từng hạt mưa vỡ toang trên diện tích khiêm tốn của trái tim

bọn tình nhân thất lạc nhau

ngụp lặn rồi chìm theo năm tháng lặng câm

giữa những trại giam với trạm công an

chen nhau mọc khách sạn du lịch hạng sang

các vụ án vẫn diễn ra

trong bãi tha ma nghị quyết

(CHÂN PHƯƠNG)

                                         
           ( Budapest. 2014. november 2.)

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2555
Ngày đăng: 13.11.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chất lượng cao của Thơ: Đích bắn chứ không phải tiếng nổ - Yến Nhi
Tâm thức Bồ-Đề-Đạt-Ma và Huệ-Khả - Võ Công Liêm
Cuối tuần với Modiano - Chân Phương
Thấy gì trong tác phẩm Hiện Hữu và Hư Không của Jean-Paul Sartre - Võ Công Liêm
Các trào lưu lối sống thẩm mỹ hiện nay. - Tuấn Giang
Hoàn cảnh Thu Tứ - Nam Dao
Đà Linh, trên những ngả đường Phương Nam - Nguyễn Đức Tùng
Cần một mô hình xã hội hiện đại trước các trào lưu mới. - Tuấn Giang
Hamvas Béla: Sự hòa giải ( Trích tác phẩm Patmosz II) - Nguyễn Hồng Nhung
Nghĩ về sự Ngu Xuẩn trong tác phẩm của Dostoevsky - Võ Công Liêm
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)