Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
477
115.866.652
 
Ghi chép Nobember - 2016
Nguyễn Hồng Nhung

                           

 

 

Trong một cuốn sách bí truyền có chép rằng từ đỉnh Hy mã lạp sơn cao nhất có những tia sáng huyền bí chiếu xuống một vùng đất nào đấy, nơi đó nước và đất và đời sống của dân cư chứa nhiều điều lạ kỳ, bí ẩn.

Sách cũng chép rằng Hungary là một trong những vùng đất như thế. Chưa nói về văn hóa, chỉ nói về nước thôi, quả thật chất lượng nước ở đây được đánh giá cao nhất về sự trong sạch ở châu Âu, và nguồn nước khoáng nóng chữa bệnh có thể gặp khắp nơi trên đất Hung. Riêng ở Budapest gần như khu, quận nào cũng có một bể tắm khoáng nóng, và văn hóa tắm nước khoáng nóng chữa bệnh là một thói quen không thể thiếu được của dân Hung.

Vì thế, hôm nay quyết định đến bể tắm khoáng nóng cả ngày. Nơi đó có rất nhiều bể tắm với những nhiệt độ khác nhau. Có một bể nóng bỏng (thấy ghi 40 độ)- mình đặt tên là bể Tình Yêu- nằm trong thứ nước''luộc'' để nước phun nóng bỏng từ đỉnh đầu xuống, ước mình... chín luôn trong sức nóng của...tình yêu...

…………………………………………………………………..

Có những câu hỏi sẽ không bao giờ có câu trả lời đúng duy nhất, ví dụ: sống ở đây hơn hay sống ở đấy hơn?- bao nhiêu tiền đủ cho sống một tháng( ở đây, ở đấy)?.... Bởi vì đời sống là một khả năng, một khả năng mở nên có muôn vàn (đáp án) trả lời. Khả năng mở này (có vẻ) phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài, nếu ta chỉ dựa vào những gì môi trường đang quảng cáo. Đừng nghĩ chỉ có nhà nước cộng sản thay đổi chính sách xã hội xoành xoạch (bằng các loại nghị quyết), nhà nước dân chủ (bốn năm bầu cử một lần tự do) cũng rất phụ thuộc vào cái đảng sẽ lên cầm quyền (tiếp) chú trọng vào mục tiêu nào, nên sau cuộc bầu cử chẳng có gì bảo đảm sự bền vững của các chính sách xã hội (mà đảng trước đưa ra).

Bạn định thay đổi đời sống của mình ư? Hãy nghĩ kỹ bạn muốn một đời sống có nội dung như thế nào đi đã, trước khi chạy theo bất cứ yếu tố nào của môi trường bên ngoài.

( 2016. oktober. 10)

Cuốn sách PHÉP LỊCH SỰ HÀNG NGÀY in tại nxb Thanh Niên năm 1986 là kỷ niệm chung của tôi với cô bạn thân nhất làm việc ở đó. Trong những năm 90-sau thời kỳ''đổi mới'' ở VN, nhiều nhà nxb tỉnh đã in lậu lại cuốn sách này nhiều lần, nhiều nơi, dù con số chính thức tái bản của nxb chính thức không dưới 7 lần. Năm ngoái nó vừa được tái bản lần nữa.

Không có gì đáng ngạc nhiên, vì cuốn sách nhỏ, nhẹ nhõm hài hước vui tươi này chỉ cho bạn đọc tất cả những gì họ thiếu trong giao tiếp hàng ngày- một đời sống tinh thần văn minh mà bí quyết của nó nằm trong vài từ hết sức giản dị: SỰ KÍN ĐÁO.

Điều đáng nói ở đây là mối quan hệ của tôi với tác giả tác phẩm PHÉP LỊCH SỰ. Khi dịch cuốn sách này tôi không hề biết ông, những năm tháng làm''cán bộ nghiên cứu''dịch là một trò tiêu khiển họa hoằn của tôi, đưa cô bạn gái thân xem, nó thích quá bèn ...đòi in, vậy thôi. Hàng chục năm sau lần in đầu tiên, nxb nhờ tôi đi tìm tác giả Halák László về chuyện bản quyền. Tìm được ông, tôi rất ngạc nhiên về một linh hồn trẻ trung trong một thân xác già gầy gò tóc bạc trắng, còn ông rất hoan hỷ và ngạc nhiên tột độ khi biết sách của mình được in lại nhiều lần ở cái xứ nhiệt đới xa xôi mà ông rất quan tâm thời chiến tranh với Mỹ.

Cuối buổi trò chuyện ông bảo tôi ông tặng VN -thông qua tôi, người dịch - bản quyền cuốn sách đó. Và ông mời tôi đến nhà ông chơi. Vâng, tôi đã tìm đến nhà ông, sau một lần bàng hoàng đọc tin trên báo, ông đã mất. Ngôi nhà nằm trên một quả đồi cao, lá vàng tháng Mười phủ kín lối lên, xa xa như một biệt thự bị bỏ quên trong các tiểu thuyết Nga cổ điển. Và tôi đã tìm đến nghĩa trang nơi người ta làm lễ tang cho ông, chụp tấm ảnh như lời thăm hỏi cuối cùng của người dịch với một tác giả được yêu mến từ những trang sách bình dị... Hãy quan tâm đến nhau, khi còn chưa muộn...bạn hỡi!!!!!!!!!!!

Một trong những biểu hiện của sự tỉnh táo là tính chất TRỰC TIẾP- trong nhận thức, trong lối sống, trong cách hành động. Nhiều bạn trẻ VN tôi gặp hoặc trò chuyện trên mạng có tính chất ấy. Bởi vậy nói chuyện với họ rất...trực tiếp. Rất thích. Họ nhận ra những điều người dịch sách đâu cần nói ra, nhưng quan trọng, bởi sự tương tác giữa kẻ đọc với nhau vô hình nhưng...thắm thiết chả kém bất cứ loại xúc cảm nào của con người. Người dịch rất thích thú thậm chí...biết ơn..khi bạn đọc nói cũng giống như người dịch nghĩ xung quanh các bản dịch đã in.

Ví dụ:

- NHN đã dịch sách triết của Hamvas Bela như dịch một tác phẩm văn học, bởi trong tư tưởng và văn phong của HB có cả hai.

- Thông thái là mức độ biểu hiện khi: sống như tư tưởng và tư tưởng như sống.

- Dịch sách đòi hỏi trước nhất phải giỏi tiếng mẹ đẻ bằng cách biết càng nhiều càng tốt các cách diễn đạt xúc cảm văn học từ một cá nhân.

- Người dịch sách văn học yếu tư duy triết học cũng hạn chế chẳng kém gì người dịch triết yếu xúc cảm văn học

-Dịch luôn luôn là một công việc khai phá những cụm từ mới thể hiện sát hơn kỹ hơn rõ hơn những khái niệm đã có.

( 2016. oktober. 12)

………………………………………………

Sự nhạy cảm của tuổi thanh xuân giống như những từ ngữ bất ngờ trong một bài thơ, trực tiếp, xoáy vào tim bằng mũi dao không thương tiếc, máu ứa ra không mang đến nỗi sợ hãi mà chỉ là niềm yêu được chết.... ( 2016. oktober. 12)

Gặp lại một linh hồn quá trong sạch, thuần khiết như hơi thở. Một linh hồn chỉ biết hiến dâng, nhưng không ngu muội mà hiểu biết mọi điều tường tận, bằng một trái tim dạt dào cảm xúc. Trong lư hương kia cần cháy sáng những que hương trong sạch như thế. Trong chân đựng nến kia, chỉ có chỗ cho những ngọn bạch lạp tinh khiết và cao quý như thế. Tiếp xúc với những linh hồn như linh hồn này, hiểu rằng đời sống chỉ là những tiếng vo ve của muỗi của ruồi, muốn con người chỉ quan tâm đến thân xác và đời sống vật chất bên ngoài.

Linh hồn cao đẹp này lên tiếng -đấy là tiếng nói xuất phát từ trái tim, một trái tim đau đớn chứ không hề nhẹ nhõm, bởi một phút sống là một phút thao thức, dằn vặt tranh đấu, tự phủ nhận mình...Để làm gì? để giữ cho ngôn từ trong sạch, để con tim yêu một cách tỉnh táo. Để làm gì? để mọi người thấy: sống Đạo nghĩa là gì. Đọc những bài viết trong sạch, cao thượng từ linh hồn này giống như được hít thở bầu không khí trong lành, ý nghĩ bỗng trở lại giản dị, cảm xúc trong trẻo và dạt dào tình cảm....đấy mới là cội nguồn của sự sống người bình thường nhất.

( 2016. oktober.13)

Tôi thường hay nghe những bài hát nhà thờ, nói về những điều con người cảm nhận được từ Kinh Thánh, từ Chúa, từ chính trái tim họ... Những lúc đó tiếng Hung mang một màu sắc khác thường đối với tôi, dường như tôi hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa của từ ÂN SỦNG - trực tiếp, xoáy vào trái tim, nhẹ nhàng van lơn một cách dịu dàng, không yếu đuối, như nắm cát thả bay trước gió khi ta mở những ngón tay lúc đứng trước biển.... Ân sủng, tha thứ, mới có thể yêu thương....phải chăng Chúa chỉ dạy ta có thế hỡi con người?

( 2016. oktober. 21)

Ngày xửa ngày xưa có một ông vua dựng một kinh thành trên một ngọn núi, từ đấy vua nhìn xuống vương quốc của mình. Nhà vua công minh được lòng dân đến nỗi ngày nào dân chúng cũng gửi quà đến cho ngài, để ngày sinh nhật của ngài, cả vương quốc cùng ăn mừng. Thần dân yêu mến vì tiếng đồn về sự thông thái và công minh của vua lan truyền khắp thiên hạ.

Một ngày nọ một tai họa giáng xuống vương quốc. Nước trong thành vẩn đục, thế là già trẻ trai gái, tất cả mọi người đều mắc chứng bệnh điên. Chỉ mỗi nhà vua không mắc bệnh vì ngài có một giếng nước riêng. Không bao lâu, thần dân trong thành phố điên bảo nhau, nhà vua của họ có những hành động”kỳ quặc”, lệnh vua ban ra không được coi là công minh chính đại nữa, sự thông thái của ngài bị nghi ngờ là sự giả vờ. Một vài kẻ còn quả quyết, vua mắc chứng điên. Thế là tiếng tăm của vua tan thành mây khói.

Dân chúng không tặng quà cho ngài, không ai ăn mừng ngày sinh nhật của ngài. Nhà vua đơn độc còn lại trên ngọn núi một mình , không có ai bên cạnh ngài. Một ngày nọ vua quyết định xuống núi, đi vào thành phố. Hôm đó trời rất nóng, ngài bèn uống nước lấy từ một cái giếng trong thành. Ngay đêm hôm ấy cả vương quốc ăn mừng, mọi thần dân ai nấy vô cùng mừng rỡ, vì đức vua yêu dấu của họ đã” lấy lại được trí thông minh của mình” (Dan Millman – Con đường của kẻ quân nhân hòa bình)

………………………………………………………………….

Một bạn trẻ hỏi: làm thế nào để thiên hạ không''ném gạch đá'' vào những gì mình viết?

- Hãy thử đọc những tri thức cao siêu, tìm cách hiểu và ghi chép, thu hoạch theo nhận thức của bạn. Đảm bảo thiên hạ không thích những gì nghiêm túc, cao cả và...phải suy nghĩ...

- Và khi thử đọc, thử viết về những điều đó, chính bạn cũng...quên mất thiên hạ...và không muốn viết những điều cả đám đông đang lao xao bàn tán ngoài kia nữa....Bạn bắt đầu dành thời gian cho ...chính mình....mà không biết... Con đường dẫn tới tự do....

( 2016. oktober. 27)

Hạnh phúc cực giản dị: ngồi trong nắng ấm mùa thu đọc sách.

Đọc sách là cho phép bị bỏ bùa mê, viết và dịch là nỗ lực ra khỏi sự mê hoặc của kẻ khác và bước vào trạng thái cảm hứng của chính mình... Cả hai quá trình không thể tách biệt và bài trừ nhau, chỉ hỗ trợ lẫn nhau thôi. ( 2016.oktober. 28)

……………………………………………………………..

Bắt đầu từ hôm qua sẽ kéo dài bốn ngày liền ngày lễ dành cho những người chết.

Các nghĩa trang sẽ đông nghịt, nến, hoa sẽ tràn ngập thế gian. Sẽ ra đường những người già mà những ngày khác ta chỉ nhìn thấy khuôn mặt họ thấp thoáng sau rèm. Sẽ chỉ thấy những đôi mắt nhìn xuống, những mái đầu cúi thấp, những âm thầm bao phủ từng rặng cây, bức tượng, con đường trong những nghĩa trang cổ mênh mông... Những ngày cuối cùng của tháng Mười- Lễ dành cho người chết với lá thu vàng úa rơi tơi tả từ những rặng cây, như ngàn vạn giọt nước mắt đớn đau rỏ xuống.

Không đột ngột, cái chết luôn luôn được báo trước, nghĩ kỹ mà xem, ta đã nhận vô vàn tín hiệu từ thần chết, về những người thân, người bạn, người quen, về chính ta nữa, nhưng người sống không bao giờ để ý, bởi cảm giác sống và chết xen kẽ nhau mật thiết đến nỗi ta chỉ có mỗi một nghĩa vụ: lầm lẫn mà thôi.

Đời sống là một mớ các ảo tưởng của sự lầm lẫn. Nhưng'' người'' biết bao, sự lầm lẫn ấy, chúng làm ta biết đến độ sâu của cảm xúc, sức chịu đựng vô bờ bến của lòng kiêu hãnh, và trên hết, để ta thực tập lòng yêu thương của mình với những kẻ khác. Bởi trước khi cái chết của một người thân chạm vào tận đáy trái tim ta, ta chỉ là một đứa trẻ ngốc nghếch mơ tưởng trần gian thông qua những con mắt khác mà không biết. Lúc đó ta nông cạn lắm, không thể hiểu những gì vô hình mà mắt thường không thấy, vì ta chưa chết đi một lần trong đời...

Những ngày Lễ dành cho người chết bắt đầu... Với tôi, có một sự trùng lặp: chồng tôi mất đúng vào ngày mất của Hamvas Bela. Sẽ hai lần thắp nến. Hai lần nghĩ thật sâu về một thế giới vô hình mà giờ đây tôi đã biết.

Bác Hamvas Bela nói rồi: thế giới bên kia không có gì đâu, ngoài người chết, ngoài các chủ thể duy nhất. Đấy chính là thế giới tinh thần của con người. Và đời sống người chỉ hoàn chỉnh khi kẻ sống biết và nằm trong mối quan hệ với thế giới bên kia, nằm trong sự sống. Khi nào hiểu ra điều này như tôi, bạn sẽ trở nên BÌNH THẢN. Như sự sống.

( 2016. okt. 30. NHN)

Hôm nay là '' Ngày của các Thánh''- ngày mai là ""Ngày của những người chết''- cùng bác Dul Antal lên viếng mộ Hamvas Bela. Bác D. Antal bảo cách xếp những hạt dẻ dại thành ký hiệu: Trường Cửu.

Dịch cũng như viết- có những khoảng thời gian nhất định phù hợp cho nó (dịch sĩ cũng như văn sĩ) đều phải tự nhận ra điều này từ ...chính mình. Nếu( tóm) được giây phút phù hợp, cứ như được Thượng Đế''gà'' ấy: từ ngữ tuôn ra xối xả, chính xác, đầy giá trị mỹ học và văn học- một cách nhẹ nhàng, lưu loát (quả thật văn là người)... Còn nếu không(cứ cưỡng chế, bắt ép) làm việc, chỉ ra toàn...quả chín ép: từ ngữ nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu máu, vô duyên...Đúng không nhỉ các....ngòi bút ( tượng trưng thôi, ai mà chả gõ phím)?

( 2016. november.01)

………………………………………………..

Lại nhờ FB tìm thấy một người quen mà từ lần cuối cùng gặp nhau đến nay hình như bằng thời gian Thúy Kiều lưu lạc... Điều tuyệt vời nhất là ''người ấy'' vẫn giữ cuốn sách dịch đầu tiên in ở VN của NHN, trong khi chính dịch sĩ ...chả có bản nào. Cảm ơn nhé. Mong gặp lại.

Con người rất ngây thơ khi tự chất thêm lên mình những gánh nặng tinh thần ...của kẻ khác, mà không biết thực chất mình có cần hay không? Cũng tại lòng tham? hay vì...lười suy nghĩ, mặc kệ hết thảy?

Hôm qua gặp một người quen buôn bán ngoài chợ, mệt mỏi, mắt thâm quầng, phờ phạc, nhưng lại để băng nghe một bài tụng kinh gõ mõ giảng dài dằng dặc suốt mấy giờ đồng hồ liền bên tai. Hỏi: có hiểu gì không? - Ôi dào, câu được câu chăng! - Thế thì nghe làm gì cho khổ! Để tìm giúp một bản nhạc thiền êm ái nhé.

Nghe bản nhạc không lời nhẹ nhàng như tiếng gió thì thầm, tiếng cây lá rì rào, tiếng nước chảy êm đềm đâu đó một lúc, người đàn bà bảo: ừ, đúng là dịu hẳn xuống, cứ như được để ngồi yên ấy nhỉ... Đất cằn khát nước nhưng phải là nước mưa trong sạch của trời thiêng cơ, người ơi!!!!!!!!!!!

( 2016.november. 04)

Đi qua những tháng ngày đau đớn, giờ chỉ hoen buồn thắp nến khói bay- không muốn gặp lại cơn đau đại dương sâu thẳm...

Đúng hơn, không thể.

Đã vượt biển bằng gì, ta không còn nhớ nữa, có chăng, đọc lại những điều mình đã viết, mới nhớ máu từ tim rỏ từng phút sống tháng ngày nao, câm lặng, lạnh buốt...

Giờ đây không thể trở về địa ngục lạnh lần nữa. Tấm vải liệm đã bay vút lên cao biến thành mảng trời xanh trong vắt phải sống- hồi sinh, nghĩ, nói, hành động...

Luôn luôn chỉ một lần và mãi mãi nghĩa là như thế...

Đi tiếp đi....

 

( 2016. november 06)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 1621
Ngày đăng: 30.12.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chữ - Tru Sa
Chim Phí Ca Hoang Tái Miền Thảo Nguyên Dlei Yang - Nguyễn Hàng Tình
Chuyện ở lò thiêu - Phạm Nga
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (tiếp phần 5) - Trần Dzạ Lữ
Pleiku - Một buổi chiều lòng bỗng bâng khuâng. - Nguyễn Hùng
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (tiếp phần 4) - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (phần 1 + 2) - Trần Dzạ Lữ
Dọc đường văn nghệ của tôi - Hồi ức (tiếp phần 3) - Trần Dzạ Lữ
Ghi chép Oktober - 2016 - Nguyễn Hồng Nhung
Nhớ Muối - Nguyễn Hàng Tình
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)